Tẩy nốt ruồi là một phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay. Sau khi tẩy nốt ruồi, cần chú ý cách chăm sóc vết thương, đặc biệt là chế độ ăn uống cần được chú trọng nếu không muốn gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau rát hay để lại sẹo lõm trên da. Có không ít người thắc mắc tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không? Cùng tìm hiểu và đưa ra kết luận cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Mì tôm là gì?
Mì ăn liền, hay còn gọi là mì tôm, đây là một loại thực phẩm ăn liền, dạng khô, thường được đóng trong gói và kèm thêm các gói gia vị và rau củ sấy khô,... Có cả các loại mì tôm đóng gói và mì tôm đóng hộp. Cách sử dụng chỉ cần pha với nước sôi, nhiều người còn có sở thích ăn sống.
Về thành phần dinh dưỡng, mì tôm chủ yếu là chất béo do vắt mì được tạo ra qua quá trình chiên, một số hãng mì lựa chọn phương pháp sấy khô để hạn chế lượng chất béo.
Thành phần chính của mì tôm là bột lúa mì. Ngoài ra còn chứa dầu cọ, muối, kansui, dầu, tinh bột, polyphosphates và các loại gia vị cũng như các thành phần khác.
Mì tôm vốn được coi như một loại thực phẩm không lành mạnh. Bởi vì chúng có chứa nhiều chất bột đường, muối và chất béo nhưng lại không cung cấp nhiều các chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm, chất xơ, vitamin và các khoáng chất.
Mì tôm giúp bổ sung năng lượng bằng việc cung cấp chất bột đường, vì vậy để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, khi chế biến mì tôm nên sử dụng thêm một số nguyên liệu như thịt, cá, trứng hay các loại rau để cân bằng dinh dưỡng và cũng làm tăng hương vị cho mì.
Tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không?
Sau khi tẩy nốt ruồi, sẽ để lại vết thương ngoài da. Ta cần phải chú ý kiêng một số loại thực phẩm và thói quen gây tổn hại đến quá trình làm lành vết thương. Nếu không chăm sóc kĩ lưỡng, vết tẩy mụn ruồi có thể sẽ để lại sẹo trên da của người tẩy.
Tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không? Câu trả lời là không. Bời vì trong mì tôm có chứa thành phần chính là tinh bột và các chất phụ gia. Tiêu thụ nhiều tinh bột sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên, dễ gây mỡ thừa tích trữ dưới da, da không hấp thụ được chất cần thiết và khiến cho quá trình lành vết thương chậm lại. Điều này dễ khiến cho vết thương khó lành hơn và để lại sẹo cho da. Trường hợp tệ hơn là có thể sẽ gây sưng viêm và nhiễm trùng vết thương.
Người tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn mì tôm cho đến khi vết thương lành lại hẳn. Quá trình này mất bao lâu thì còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Thông thường thì sau khi tẩy nốt ruồi, mọi người cần kiêng mì tôm trong từ khoảng 7 - 14 ngày. Sau khoảng thời gian này thì vết thương đã qua giai đoạn bong tróc và bắt đầu hình thành da non.
Thực ra, vốn dĩ mì tôm cũng không phải loại thực phẩm lành mạnh, tác hại của mì tôm nhiều hơn lợi cho dù có tẩy nốt ruồi hay không. Vì vậy việc sử dụng mì tôm nhiều cũng không được khuyến khích. Theo các bác sĩ khuyến cáo, chúng ta chỉ nên sử dụng mì tôm cách mỗi 2 tuần. Và khi pha chế mì cũng nên thay các thành phần đóng gói sẵn bằng các gia vị tại gia, bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng ăn kèm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Những thực phẩm cần kiêng sau khi tẩy nốt ruồi
Vậy ngoài mì tôm ra, chúng ta còn phải kiêng các loại thực phẩm nào khác? Dưới đây là những thực phẩm cần tránh trong quá trình hồi phục vết thương sau khi tẩy nốt ruồi:
Rau muống
Khi có vết thương hở, ta cần tránh ăn rau muống vì loại rau này có tính hàn. Ăn quá nhiều rau muống khi có vết thương sẽ làm tăng sinh các sợi collagen và nguy cơ hình thành các vết sẹo lồi. Sau khi tẩy nốt ruồi, nên tránh ăn rau muống để không để lại sẹo từ vết thương do quá trình tẩy gây ra.
Đường
Nếu bữa ăn của bạn có chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế sẽ làm giảm chất lượng collagen và đàn hồi của bạn. Mà collagen lại đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn chữa lành vết thương. Nếu tiêu thụ quá nhiều đường, bạn có nguy cơ bị thoái hóa collagen và đàn hồi, làm tăng nguy cơ phát triển các tác dụng phụ như mô sẹo. Các thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều đường, vì vậy bạn nên cân nhắc sử dụng chúng.
Thực phẩm giàu nitrat
Khi cơ thể bị thừa dư lượng nitrat có thể làm hỏng các mạch máu, làm suy yếu quá trình chữa lành vết thương. Nitrat tự nhiên có trong thực phẩm như rau củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nitrat có trong thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích,.. có thể gây nguy hiểm cho vết thương của bạn.
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu nitrat không chỉ làm chậm quá trình lành vết thương mà còn gây ra chứng xơ vữa động mạch. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng máu, làm giảm khả năng giảm sẹo và tăng cường sản xuất collagen của cơ thể.
Rượu
Rượu ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi làn da của bạn sau khi xuất hiện vết thương do tẩy nốt ruồi. Rượu làm suy yếu việc hấp thụ protein được chuyển đổi thành axit amin để tổng hợp collagen tối ưu. Hơn hết, uống nhiều rượu sẽ ức chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, D, vitamin E, K và vitamin B rất quan trọng cho việc chữa lành da và duy trì tế bào.
Cà phê
Cà phê nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh trong quá trình làm lành vết thương. Uống quá nhiều cà phê không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn có thể làm tổn hại đến tính toàn vẹn của làn da bằng cách hút nước ra khỏi cơ thể.
Mất nước khiến da trở nên mỏng manh hơn và dễ bị nứt nẻ. Nó cũng có thể hạn chế việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho vết thương bằng cách giảm lượng máu do thiếu nước, làm tăng thời gian lành vết thương.
Cách chăm sóc vết thương sau khi tẩy nốt ruồi
Ngoài lưu ý đến vấn đề tẩy nốt ruồi xong nên kiêng ăn gì thì việc chăm sóc vết thương sau khi tẩy nốt ruồi cũng quan trọng không kém. Để tránh vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo, ta cần có cách chăm sóc vết thương đúng đắn. Trong quá trình đợi vết thương lành lại sau khi tẩy nốt ruồi, cần chú ý những điều sau:
- Giữ cho vết thương ở tình trạng khô ráo sau 24 giờ, vệ sinh kỹ vùng xung quanh của vết thương một cách nhẹ nhàng.
- Dùng khăn khô và sạch để lau vết thương.
- Có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh do bác sĩ kê đơn để giữ ẩm cho vết thương theo chỉ hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu cần băng bó, nên vệ sinh và thay băng từ 1 đến 2 lần đều đặn hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Luôn giữ tình trạng sạch sẽ và khô ráo cho vết thương.
Bạn nên quan sát tình trạng vết thương thật kĩ để phát hiện những chuyển biến thất thường. Nếu gặp những dấu hiệu dưới đây, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời:
- Vết thương đột nhiên phát đau và chảy máu;
- Có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương, sốt, nổi mẩn đỏ hoặc vết thương bị chảy mủ;
- Vết thương bị tách ra;
- Mọc lại nốt ruồi.
Trên đây là câu trả lời và giải thích cho việc tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không. Ngoài ra Nhà thuốc Long Châu cũng đã nêu thêm một số loại thực phẩm mà người tẩy nốt ruồi không nên sử dụng. Bạn nên biết rằng, chế độ ăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm lành vết thương.
Quá trình lành lại của những vết thương sau khi tẩy nốt ruồi thường mất khoảng từ 2 đến 3 tuần. Trong quá trình đó, nên xác định kiêng sử dụng các loại thực phẩm có hại cho da và theo dõi vết thương thường xuyên. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Xem thêm:
- Tẩy nốt ruồi kiêng gì để da nhanh chóng hồi phục
- Tẩy nốt ruồi kiêng nước trong bao lâu thì đảm bảo hiệu quả