Tẩy nốt ruồi là phương pháp giúp loại bỏ nốt ruồi trên da vĩnh viễn. Tuy nhiên, dù công nghệ có hiện đại đến đâu thì phương pháp thẩm mỹ này ít nhiều cũng sẽ tác động đến các mô da. Nếu không chăm sóc cẩn thận sau khi thực hiện, nguy cơ để lại sẹo hoặc thâm da là rất cao. Do đó, bạn nên biết tẩy nốt ruồi kiêng gì để đảm bảo da phục hồi nhanh nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Tẩy nốt ruồi kiêng gì?
Nốt ruồi thường xuất hiện trên khuôn mặt hoặc cơ thể gây thiếu thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin trước ánh mắt người khác. Dù bạn đã sử dụng phương pháp đốt laser, bôi thuốc,… và các biện pháp khác để tẩy nốt ruồi nhưng sau đó bạn vẫn phải kiêng để tránh bị sẹo lồi sau khi tẩy nốt ruồi. Một số món ăn cần tránh khi tẩy nốt ruồi, cụ thể:
Rau muống
Rau muống có tính hàn và là thực phẩm hàng đầu cần tránh khi bạn có vết thương hở. Ăn quá nhiều rau muống khi có vết thương hở sẽ làm tăng sinh các sợi collagen và gây sẹo lồi. Khi tẩy nốt ruồi bạn nên lưu ý cần tránh ăn rau muống để hạn chế để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho da
Hải sản
Hải sản chứa nhiều chất đạm, có thể gây ngứa xung quanh vết thương và cản trở quá trình lành vết thương và lên da non. Ngoài ra, ăn hải sản trong quá trình tẩy nốt ruồi sẽ khiến vết tẩy dễ để lại sẹo lõm thâm.
Trong thời gian này nên kiêng ăn các loại hải sản như tôm, ốc, cua, ghẹ, mực… để da hồi phục càng sớm nhất.
Đồ nếp
Đồ nếp có tính nóng nên sẽ làm vết thương bị mưng mủ, hơn nữa đồ nếp có tính nóng nên dễ để lại sẹo. Do đó, trong quá trình tẩy nốt ruồi cần tránh ăn tất cả đồ nếp để làn da được phục hồi nhanh nhất.
Trứng, thịt gà
Trong quá trình tẩy nốt ruồi nếu ăn thịt gà sẽ gây kích ứng xung quanh vết thương hở và gây cảm giác khó chịu. Trứng sẽ làm cho khu vực xung quanh vết tẩy trắng hơn so với vùng da xung quanh. Sau khi những thực phẩm này vào cơ thể, vết thương sẽ sưng đỏ, dễ bị loét và nhiễm trùng, vì vậy tốt nhất trong thời gian này nên kiêng ăn thịt gà, trứng cho đến khi lành hẳn.
Thịt bò
Thịt bò chứa hàm lượng protein cao và các chất khác trong thịt bò sẽ khiến vết thương lên da non nhanh và tăng sinh các sợi collagen, dẫn đến sẹo lồi và thâm. Đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho máu và sức khỏe, nhưng bạn nên tránh nó trong thực đơn của mình trong quá trình phục hồi để có kết quả tốt nhất.
Thời gian kiêng cữ sau khi tẩy nốt ruồi là bao lâu?
Đây là câu hỏi của nhiều người sau khi tẩy nốt ruồi. Mặc dù, nhiều người biết những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi tẩy nốt ruồi nhưng lại không biết thời gian kiêng ăn cụ thể. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục và mang lại kết quả không tốt.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, sau khi tẩy nốt ruồi 1 tuần là khoảng thời gian tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm có tính phong, hàn như hải sản, trứng, rau muống... Vì ở giai đoạn này, vùng da bị tổn thương rất nhạy cảm và mới bắt đầu quá trình bong vảy và tái tạo biểu bì da.
Ngoài ra, thường mất khoảng 1 tháng để vùng tẩy nốt ruồi hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, nếu ăn uống sai phương pháp, chế độ ăn uống không hợp lý thì vẫn có thể bị sẹo lồi.
Ăn gì sau khi tẩy nốt ruồi?
Bên cạnh tẩy nốt ruồi kiêng gì, chúng ta cũng nên chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm có lợi cho cơ thể giúp da nhanh hồi phục. Cụ thể:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, rau mồng tơi, dưa hấu, bí đỏ…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin E: Hạnh nhân, rau cải, hạt dẻ, bơ, đu đủ,..
- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C: Ổi, súp lơ xanh, dâu tây, kiwi, cam, chanh…
- Một số nhóm thực phẩm khác: Nấm, socola, hạt bí, hạt chia, quả óc chó,…
Đồng thời, cũng cần tham khảo và thực hiện chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ để vết thương sau khi tẩy nốt ruồi nhanh lành.
Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Khi hiểu được vai trò của việc chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi, bạn sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc. Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi, cụ thể:
Không chà xát
Sau khi tẩy nốt ruồi, niêm mạc và lớp da non đang được sinh ra có thể gây ngứa trong giai đoạn lành mô liên kết. Và vùng da vừa tẩy nốt ruồi khá nhạy cảm. Do đó, dù chọn tẩy nốt ruồi bằng laser hay các phương pháp khác, bạn cũng không nên gãi hay chà xát mạnh.
Chà xát cũng có thể gây tổn thương và trầy xước niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập và gây nhiễm trùng. Hoặc cũng có thể khiến vết tẩy nốt ruồi lâu lành hơn, để lại sẹo.
Giữ cho khu vực tẩy nốt ruồi khô ráo ít nhất 24 giờ
Mẹo chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi là để da khô trong ít nhất 24 giờ. Tránh tiếp xúc với nước, hóa chất,.. để vết thương nhanh lành và tránh viêm nhiễm, lở loét,...
Vệ sinh vết thương
Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi không thể bỏ qua đó là giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ. Bạn có thể vệ sinh vùng da này bằng dung dịch natri clorid 0,9% hoặc cồn 60 độ để giúp vết thương nhanh lành.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm là thường xuyên làm sạch và khử trùng khu vực xung quanh vết thương để giúp loại bỏ sự tích tụ lớn nhất của vi khuẩn, tế bào chết hoặc bã nhờn khiến vết thương lâu lành.
Thay băng theo chỉ định của thầy thuốc
Thông thường, băng được đặt trên da sau khi tẩy nốt ruồi. Do đó, bạn cần lưu ý thay băng đúng cách theo hướng dẫn để tránh gây tổn thương cho da. Cần thay băng thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sau khi tẩy nốt ruồi.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về tẩy nốt ruồi kiêng gì. Hy vọng bài viết bạn đã biết cách kiêng cũng như thay đổi chế độ ăn phù hợp để kết quả sau khi xóa nốt ruồi được như ý muốn. Chúc bạn thành công!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp