Xương chẩm nhô cao ở trẻ sơ sinh là trường hợp không hiếm gặp. Nhưng liệu tình trạng này ở trẻ có bình thường không? Liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ? Hãy cùng xem lời giải đáp qua bài viết sau.
Xương chẩm là gì? Giải phẫu thóp của trẻ
Xương chẩm là một xương chính nằm phía sau hộp sọ. Đây là một xương phức tạp bảo vệ tiểu não và các thùy chẩm của đại não. Nó liên kết các ống chấm và các lỗ lớn ở đáy sọ để cho tủy sống đi qua. Xương chẩm gồm 3 phần nằm xung quanh lỗ lớn xương chẩm là phần nền, phần bên và trai chẩm.
Hộp sọ được tạo thành từ 22 xương. Các xương được liên kết bởi sợi mô gọi là đường khớp sọ. Đường khớp sọ ở trẻ sơ sinh sẽ không được liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này hình thành nên cấu trúc thóp. Đây là một điểm khác biệt ở trẻ so với người lớn.
Thóp có cấu tạo phẳng và mềm. Theo thời gian, các xương dần lớn và thóp được đóng lại. Thóp trước là liên kết của xương đỉnh và xương trán. Thóp sau là một khe hình tam giác nối xương đỉnh và xương chẩm. Thóp sau thường được đóng lại trong 2 tháng đầu. Thóp trước đóng lại trong khoảng tháng 7 đến tháng 18. Lúc này, bộ não của trẻ sẽ bắt đầu phát triển đáng kinh ngạc.[1]Anatomy of the Newborn Skull. Truy cập ngày 28/06/2024. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=anatomy-of-the-newborn-skull-90-P01840
Xương chẩm nhô cao ở trẻ sơ sinh có sao không?
Nhiều trường hợp xương chẩm nhô cao ở trẻ sơ sinh khiến cho cha mẹ lo lắng. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không?
Trường hợp 1: Dấu hiệu bình thường
Một số trẻ và kể cả người lớn vẫn có xương chẩm nhô cao hơn bình và gọi là ngọc chẩm. Dân gian cho rằng xương ngọc chẩm là dấu hiệu của may mắn và ít ai có. Do đó, nếu trẻ không có các dấu hiệu khác, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tình trạng này của trẻ.
Ngoài ra, phần đầu bị nhô cao cũng có thể là thóp của trẻ. Thời gian đầu, thóp sẽ rất linh động và không được đóng chặt. Giữa thóp có chứa dịch giúp làm giảm chấn động cho bé. Và chính lớp dịch này làm cho mẹ có cảm giác thóp bé “phồng lên” khi sờ vào.
Thóp cũng sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện của não bộ và kích thước đầu của bé. Mẹ yên tâm khi con lớn hơn, khối sọ của trẻ được hoàn thiện. Lúc này, các thóp được đóng lại và đầu của bé sẽ “cứng cáp” hơn.
Trường hợp 2: Cảnh báo bệnh lý
Xương chẩm nhô cao ở trẻ sơ sinh có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Các bệnh lý thường gây nên tình trạng này là dính khớp, dị tật sọ, tăng áp lực nội sọ…
Cha mẹ cần chú ý kỹ đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đi bệnh viện nhanh chóng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xương chẩm nhô cao ở trẻ sơ sinh - dấu hiệu dị tật dính khớp sọ sớm
Dính khớp sọ sớm là dị tật xảy ra trước khi não bộ của trẻ được hình thành đầy đủ. Chóp được đóng lại và các xương hộp sọ nối liền với nhau quá sớm. Ở những phần chóp chưa được nối liền, đầu của bé sẽ tiếp tục pháp triển. Hơn nữa, não bộ cũng trẻ chưa đạt đến kích thước tiêu chuẩn và vẫn đang tăng kích thước. Điều này gây tăng áp lực trong hộp sọ, hộp sọ sẽ có hình dạng bất thường.
Hơn nữa, khi khớp sọ liền với nhau sớm, não bộ khó tăng kích thước. Điều này ảnh hưởng nhiều đến trí tuệ, thị giác và cả tâm lý của trẻ sau này.
Nguyên nhân
Tật dính khớp so sớm ở trẻ sơ sinh đa số chưa được tìm ra nguyên nhân. Một số trường hợp, nguyên nhân là do sự biến đổi một gen duy nhất và gây ra hội chứng di truyền.
Nguyên nhân khác được cho là do sự kết hợp của gen và các yếu tố nguy cơ. Chẳng hạn như môi trường, đồ ăn, đồ uống và các loại thuốc mẹ sử dụng trong khi mang thai.
Trong vài năm gần đây, CDC đã có những báo cáo về yếu tố nguy tăng khả năng sinh con mắc chứng liền sọ là:
- Bệnh tuyến giáp ở mẹ.
- Sử dụng thuốc clomiphene citrate trước và trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Dấu hiệu
- Trẻ không có “điểm mềm” trên hộp sọ.
- Xương chẩm hoặc bất kỳ vị trí nào trên đầu của bé nhô cao hơn.
- Bé chậm phát triển hoặc đầu không tăng kích thước theo thời gian.
Điều trị
Nhiều trường hợp em bé bị dính liền sọ thể nhẹ hoặc khi não bộ đã đạt kích thước tiêu chuẩn, em bé không cần trải qua phẫu thuật và phát triển bình thường. [2]Bathrocephaly. Truy cập ngày 28/06/2024. https://radiopaedia.org/articles/bathrocephaly?lang=us
Những trường hợp khác, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để điều chỉnh dính khớp sọ và để não được tiếp tục phát triển bình thường. Thời điểm phẫu thuật sẽ phù thuộc vào thời điểm thóp đóng lại và tình trạng sức khỏe của bé.
Đa số các trẻ đều khỏe mạnh nếu được can thiệp sớm. Một số trẻ bị chậm phát triển hoặc trí tuệ kém hơn. Các bé sẽ cần phải đi khám thường xuyên để đảm bảo não bộ vẫn đang được phát triển bình thường.
Các dị tật sọ khác làm xương chẩm nhô cao ở trẻ sơ sinh
Tình trạng xương chẩm nhô cao hơn còn do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Tật đầu méo do tư thế
Đây là một trong lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng đầu bé bị lệch và có cảm giác xương chẩm nhô cao hơn. Phía sau đầu bé bị “bẹt ra” do bé nằm ngửa hoặc nằm lệch liên tục sang 1 bên.
Ngoài ra, khi mẹ mang thai đôi hoặc ba khiến cho buồng tử cung chật chội và dẫn đến những bất thường về đầu của bé.
Đầu bị tật do nguyên nhân này không cần phải phẫu thuật và có thể điều chỉnh bằng thói quen. Mẹ hãy cho em bé nằm gối mềm và thường xuyên điều chỉnh tư thế cho bé. Tránh cho bé nằm 1 tư thế quá lâu.
Hội chứng Apert
Hội chứng Apert là một dị tật hiếm gặp, tỉ lệ gặp là 1/160.000 đến 1/100.000. Đây là một rối loạn di truyền gây ra sự hợp nhất của xương sọ, bàn tay và bàn chân. Ngoài dấu hiệu xương chẩm lồi lên, hội chứng này còn có các dấu hiệu khác là:
- Hộp sọ, vầng trán cao.
- Xương hàm trên kém phát triển.
- Đôi mắt lồi ra.
- Ngón tay, ngón chân dính liền.
- Hở hàm ếch.
- Mất thị lực.
- Khó thở.
- Tăng tiết mồ hôi.
Khi gặp hội chứng này, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có hướng xử trí. Nhưng phẫu thuật điều trị cho bệnh nhi mắc hội chứng này còn rất hạn chế tại Việt Nam.
Hội chứng Crouzon
Hội chứng Crouzon được coi là một hội chứng di truyền. Trẻ mắc Crouzon có các dấu hiệu tương tự như hội chứng Apert. Ngoài ra, trẻ còn có các dấu hiệu khác như:
- Mất thính giác.
- Tắc nghẽn đường thở.
- Vòm miệng hình chữ V.
- Viêm giác mạc.
Trên thế giới, phẫu thuật hộp sọ thường được chỉ định cho trẻ từ khoảng 4 đến 6 tháng. Sau đó là các can thiệp cần thiết để khắc phục các tình trạng còn lại.
Rối loạn loạn sản sụn
Nội sụn của xương chẩm phát triển không đúng cách, ngắn và nhỏ hơn bình thường. Các phần của xương chấp được hình thành giữa các khớp bị ảnh hưởng và không thể phát triển bình thường. Kết quả là gây ra tình trạng dị tật xương chẩm.
Có nghiên cứu cho rằng rối loạn tăng trưởng xương chẩm bị ảnh hưởng bởi hệ thống thần kinh trung ương. Điều này gây ra sự mất cân đối giữa hỗ não sau, lỗ chẩm với não đang phát triển. Đồng thời nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh như não úng thủy, chèn ép thân não
Thông qua bài viết trên, Menacal đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin cơ bản về tình trạng xương chẩm nhô cao ở trẻ sơ sinh. Để được tư vấn và giải thích rõ hơn, cha mẹ hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khỏe qua số 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY.