Chúng ta thường hay nghe nói đến Lập xuân, Xuân phân... nhưng không phải ai cũng biết rõ Xuân phân là gì cũng như ngày Xuân phân là ngày nào. Vì vậy, trong bài viết này, mời bạn hãy cùng META tham khảo thêm những thông tin thú vị xoay quanh ngày Xuân phân nhé!
Xuân phân là gì? Ngày Xuân phân có ý nghĩa gì?
Theo Nông lịch Trung Quốc cổ đại, mỗi năm sẽ có 24 tiết khí, tương đương với 24 thời điểm mà trời đất có sự biến chuyển. Xuân phân chính là một trong 24 tiết khí đó. "Xuân" chỉ mùa xuân trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; “phân” nghĩa là chính giữa. Như vậy, tiết Xuân phân có thể được hiểu đơn giản là thời điểm chính giữa của mùa xuân theo Nông lịch (Âm lịch).
Xuân phân cũng được coi là một ngày đặc biệt trong Dương lịch của người phương Tây. Tuy nhiên, khác với Xuân phân trong quan niệm của người phương Đông là thời điểm giữa mùa xuân thì Xuân phân được người phương Tây là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên "thiên xích đạo" (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và đi lên hướng Bắc.
>>> Tìm hiểu: Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy, kết thúc vào tháng mấy?
Trong phong thủy, ngày Xuân phân được coi là một ngày có nhiều ý nghĩa, nó tượng trưng cho âm dương cân bằng, là tiết khí cực kỳ tốt trong 24 tiết khí. Do vậy, thời điểm này rất thích hợp để tiến hành những việc đại sự trong đời người như đám cưới, đám hỏi. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, tiết Xuân phân là thời gian vạn vật sinh sôi, nảy nở nên những cặp vợ chồng nào sinh hạ con cái vào khoảng thời gian này đều sẽ gặp may mắn và an lành. Đứa trẻ sinh ra cũng thông minh sáng láng, vận khí tốt, cuộc đời thuận lợi.
Xuân phân là ngày nào trong năm?
Trong 24 tiết khí thì Xuân phân diễn ra vào sau tiết Kinh trập và trước tiết Thanh minh. Trên thực tế, ngày Xuân phân mỗi năm có thể không giống nhau nhưng chỉ xê dịch trong khoảng từ 19/3 đến 21/3, cụ thể năm 2024, Xuân phân sẽ là ngày 4/2 Dương lịch (tức 25/12/2023 Âm lịch). Năm 2023, Xuân phân nhằm ngày 21/3 Dương lịch. Năm 2022, Xuân phân nhằm ngày 20/3 Dương lịch. Năm 2021, tiết Xuân phân nhằm ngày 20/3 Dương lịch. Trong khi đó, vào năm 2019, tiết Xuân phân lại rơi vào ngày 21/3 Dương lịch.
Như vậy, năm 2024, Xuân phân sẽ là ngày 4/2 Dương lịch (tức 25/12/2023 Âm lịch) - Là ngày Mậu Tuất, Tháng Ất Sửu, Năm Quý Mão, tiết Lập Xuân (Bắt đầu mùa xuân).
Vì vậy, hiện nay, người ta quy ước tiết Xuân phân thường là khoảng thời gian bắt đầu từ 21 tháng 3 và kết thúc vào khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 trong lịch Gregory, theo các múi giờ Đông Á, tiếp theo đó sẽ là tiết Thanh minh. Ngoài ra, nếu ở Bắc bán cầu là ngày Xuân phân thì tại Nam bán cầu, thời điểm đó lại là điểm thu phân và ngược lại.
>>> Xem thêm: Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào? Thanh minh năm nay vào ngày nào?
Đặc điểm của ngày Xuân phân
Trong khoa học phương Tây, ngày Xuân phân cùng với ngày thu phân là hai ngày đặc biệt trong năm bởi trong hai ngày này, ngày và đêm trên Trái Đất sẽ dài bằng nhau. Sở dĩ có hiện tượng này là do quỹ đạo của Trái Đất không thẳng đứng mà nó nghiêng 23°4 so với mặt phẳng Hoàng đạo. Vì độ nghiêng này, chúng ta nhận ánh sáng nhiều nhất từ Mặt Trời trong mùa hè (ngày dài đêm ngắn) và ít nhất trong mùa đông (ngày ngắn đêm dài).
Nhưng vào thời điểm Xuân phân (thu phân), Mặt Trời sẽ đứng thẳng góc ngay trên xích đạo để phân chia đều ánh sáng cho cả hai bán cầu nên ngày và đêm sẽ dài bằng nhau. Vào ngày này, Mặt Trời cũng sẽ mọc chính xác ở phía Đông và lặn chính xác ở phía Tây.
Bước vào tiết Xuân phân cũng là lúc cái lạnh của mùa đông gần như đã biến mất hoàn toàn. Thời tiết lúc này sẽ trở nên ấm áp hơn, độ ẩm không khí cao và mưa xuất hiện nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối, động vật sinh trưởng và phát triển. Vì thế mà đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để bắt đầu một mùa canh tác mới. Tuy nhiên, mưa phùn ẩm ướt kéo dài cũng có thể gây nên hiện tượng nồm ẩm vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến các sinh hoạt hằng ngày.
Nên làm gì trong ngày Xuân phân?
Ngày Xuân phân trong văn hóa của người Việt không phải là một ngày quá đặc biệt, nhưng với nhiều quốc gia trên thế giới, đây là thời điểm lý tưởng để tổ chức nhiều lễ hội năm mới. Ví dụ như với những người theo Kitô giáo, lễ Phục sinh thường được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên sau tiết Xuân phân. Người dân Nhật Bản cũng chọn dịp này để con cháu trong gia đình quây quần, họp mặt và cùng ngắm hoa anh đào. Bên cạnh đó còn có Tết Lào, Tết Thái Lan, Tết Miến Điện, Tết miền Nam Ấn Độ… cũng tổ chức trong dịp Xuân phân.
Thời tiết trong tiết Xuân phân đã ấm áp hơn, không cần mặc áo khoác khi ra ngoài. Nhưng đây lại là mốc chuyển giao giữa khí hậu lạnh và nóng. Người già và trẻ em cần đặc biệt lưu ý để phòng tránh các bệnh về hô hấp, tai mũi họng… Ngoài ra, bước vào tiết Xuân phân, tại các tỉnh miền Bắc nước ta thường xảy ra hiện tượng nồm ẩm, bạn nên chú ý trang bị cho gia đình các loại máy hút ẩm, máy giặt sấy, tủ sấy quần áo, đèn xông tinh dầu... để đảm bảo sinh hoạt không bị ảnh hưởng.
Tham khảo thêm
- Nồm ẩm là gì? Trời nồm ẩm vào tháng mấy?
- Những cách khử mùi hôi, mùi ẩm mốc trong phòng kín cho mùa nồm
- Chế độ điều hòa nào phù hợp trong những ngày nồm ẩm?
- Top máy hút ẩm gia đình tốt nhất cho mùa mưa nồm
Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Xuân phân là gì cũng như biết được ngày Xuân phân là ngày nào trong năm rồi phải không? Hy vọng với những hiểu biết chính xác về ngày Xuân phân cũng như đặc điểm thời tiết trong tiết khí này, bạn sẽ có những kế hoạch điều chỉnh thói quen sinh hoạt để không ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân cũng như của cả gia đình.
Đừng quên truy cập chuyên mục Tổng hợp trên META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
META.vn - Mua Hàng Chính Hãng Online, Giá Tốt!