Yếu cơ có thể là nguyên nhân khiến mí mắt bị giật liên tục. Hiện tượng này xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài một phút, vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn. Vậy vì sao mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày? cách chữa trị tình trạng này như thế nào? Trong bài viết này, Thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Trung Tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp các thắc mắc về giật mí mắt dưới liên tục.
Tình trạng mí mắt dưới bị giật liên tục là gì?
Tình trạng mí mắt dưới bị giật liên tục là tình trạng mí mắt dưới chuyển động, co thắt hoặc cơ mắt không thể kiểm soát được, gọi chung là cơn giật mí mắt dưới hoặc co giật mắt dưới. Có nhiều loại co giật mắt khác nhau. Mỗi loại co giật có một nguyên nhân khác nhau. Loại co giật mắt phổ biến nhất có tên là myokymia [1].
Kiểu co giật hoặc co thắt này rất phổ biến và xảy ra với hầu hết mọi người vào một thời điểm nào đó, xảy ra ở mí mắt trên hoặc dưới, nhưng thường chỉ có ảnh hưởng đến một mắt mỗi lần xảy ra. Hiện tượng co giật mắt có thể dao động từ mức độ khó nhận thấy đến khó chịu. Cơn co giật thường biến mất trong thời gian ngắn nhưng có thể xảy ra trở lại sau vài giờ, vài ngày hoặc lâu hơn.
Một loại co giật mắt khác được gọi là co thắt mi lành tính. Co thắt mi lành tính bắt đầu khi cả 2 mắt chớp nhiều hơn và có thể dẫn đến mí mắt bị ép chặt lại. Loại co giật này không phổ biến nhưng có thể ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Co thắt nửa mặt là một loại co giật liên quan đến các cơ ở một bên mặt, bao gồm cả mí mắt. Co giật có thể bắt đầu quanh mắt và sau đó lan sang các bộ phận khác trên khuôn mặt.
Hầu hết các cơn co giật mí mắt thông thường đều vô hại, nhẹ và không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, có một số vấn đề về thần kinh có thể khiến cơ mí mắt co lại, như: co thắt mí mắt và co thắt nửa mặt. Những tình trạng này thường có xu hướng khiến mí mắt nhắm lại hoàn toàn và trong thời gian dài hơn, hạn chế hoặc cản trở hoàn toàn tầm nhìn. Các cơ khác trên mặt cũng có thể bị ảnh hưởng.
Vì sao mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày
Có nhiều lý do khiến mí mắt dưới bị giật liên tục trong nhiều ngày. Khi hiện tượng giật mắt kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên hơn bình thường, có thể do:
1. Các bệnh về mắt
Bệnh về mắt là lý do hàng đầu gây giật mí mắt. Đây là tình trạng lành tính và không dẫn đến các vấn đề khác. Bệnh nhược cơ ở mắt có thể do mệt mỏi, uống quá nhiều caffeine hoặc căng thẳng. Mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày có thể là triệu chứng của các bệnh về mắt như:
- Viêm bờ mi mắt.
- Khô mắt.
- Cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng.
Rất hiếm khi co giật mắt có thể là dấu hiệu của một số rối loạn não và hệ thần kinh. Trong những trường hợp này, co giật mắt hầu như luôn đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, bao gồm:
- Bệnh liệt Bell.
- Rối loạn trương lực cơ.
- Đa xơ cứng.
- Loạn trương lực cơ miệng và loạn trương lực cơ mặt.
- Bệnh Parkinson.
- Hội chứng Tourette.
Co giật mắt có thể là do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là các loại thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson.
2. Cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng
Cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng là lý do khiến mí mắt dưới bị giật liên tục. Nếu không thể loại bỏ điều gì đó khiến người bệnh căng thẳng, có thể cân điều chỉnh các hoạt động của mắt để giúp các cơ thư giãn.
3. Thiếu ngủ
Mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày do thiếu ngủ, tình trạng này được định nghĩa là co giật mắt không tự chủ - myokymia. Co thắt mắt không gây đau đớn hoặc làm hỏng thị lực, tuy nhiên, chúng có thể rất trầm trọng và gây rối loạn chức năng của cơ và mắt.
4. Chế độ dinh dưỡng
Mất cân bằng dinh dưỡng do thói quen ăn uống không khoa học là lý do làm cho mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày. Thiếu kali, canxi, vitamin B12 hoặc D có thể là nguyên nhân gây tình trạng này, cần xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán.
5. Tình trạng khô mắt
Mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày, nguyên nhân có thể do khô mắt. Khi mắt thiếu chất bôi trơn, hệ thần kinh sẽ bù đắp bằng cách tăng tốc độ chớp mắt để cố gắng làm mới màng nước mắt. Nếu não gửi quá nhiều tín hiệu để tăng tốc độ chớp mắt, cơ mí mắt có thể bắt đầu co giật do quá tải tín hiệu phát ra từ não.
6. Khối u
Một khối u não ở thùy thái dương, thùy chẩm hoặc thân não có thể gây ra những thay đổi về thị lực, trong đó phổ biến nhất là mờ mắt hoặc nhìn đôi. Co giật mắt là một dấu hiệu rõ ràng khác cho thấy có thể có khối u não.
Giật mí mắt dưới liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?
Giật mí mắt dưới liên tục là dấu hiệu của bệnh về cơ mí mắt. Đây được đánh giá là tình trạng lành tính, không ảnh hưởng hoặc gây các mối nguy nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giật mí mắt dưới liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh:
- Co thắt mí mắt không tự chủ gây chớp mắt liên tục, thường gặp ở mí mắt trên.
- Co thắt nửa mặt gây ra co giật không tự nguyện của các cơ ở một bên mặt.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng của các tình trạng thần kinh tiềm ẩn như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc hội chứng Tourette.
Chính vì vậy, nếu mí mắt dưới bị giật liên tục, kéo dài trong nhiều ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và chẩn đoán về các tình trạng đang gặp phải. Bác sĩ nhãn khoa sẽ giúp xác định nguyên nhân cơ bản và đề xuất phương án điều trị phù hợp.
Cách chữa tình trạng bị giật mí mắt dưới liên tục nhiều ngày
Hầu hết các cơn co thắt mí mắt sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài ngày. Nếu chúng không biến mất, người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cách chữa tình trạng mí mắt dưới giật liên tục nhiều ngày bao gồm:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn và giảm lượng caffeine nạp vào có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
- Nếu hiện tượng co giật mắt gây ra vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể tiêm độc tố botulinum vào cơ mí mắt, giúp làm tê liệt cơ đang co bóp.
- Dùng thuốc để điều trị chứng co giật mắt. Những loại thuốc này có xu hướng làm giảm các triệu chứng chỉ trong thời gian ngắn, nhưng không phải trường hợp nào cũng được sử dụng.
- Nếu tình trạng co giật mắt nghiêm trọng, người bệnh được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ cơ. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ một số cơ và dây thần kinh của mí mắt. Điều này làm ngừng các triệu chứng co giật mí mắt ở nhiều người.
- Nếu nguyên nhân gây giật mí mắt có liên quan đến bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn, cần điều trị mọi tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể khiến mắt bị co giật. Điển hình là bệnh Parkinson.
Một số lưu ý giúp kiểm soát tình trạng bị co giật mí mắt dưới liên tục
1. Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
Nhắm mắt lại một lúc có thể giúp thư giãn cơ mắt, chườm ấm lên mắt có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày. Nếu không cho mắt nghỉ ngơi đúng cách có thể gây mỏi mắt nghiêm trọng. Các triệu chứng của mỏi mắt bao gồm đau mắt, mờ mắt, nhức đầu hoặc cảm giác như mắt đang mệt mỏi, khô mắt,… khiến tình trạng co giật mí mắt dưới ngày càng nghiêm trọng và gây nhiều vấn đề về thị lực khác.
2. Hạn chế sử dụng thuốc lá và đồ uống chứa chất kích thích
Hút thuốc khi bị khô mắt sẽ khiến mắt dễ bị cộm, cay, rát hoặc đỏ. Điều này làm mí mắt dưới có xu hướng giật liên tục nhiều hơn, kéo dài hơn thời gian điều trị hoặc phục hồi. Hơn nữa, hút thuốc, sử dụng chất kích thích gây hại cho hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi và nhiều loại ung thư.
3. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là cách giúp kiểm soát tình trạng co giật mí mắt dưới liên tục. Vì căng thẳng do các hoạt động như đọc sách, làm việc trên máy tính hoặc tiếp xúc với ánh sáng gay gắt, tất cả đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mắt. Trong khi ngủ, mắt được nghỉ ngơi, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, đồng thời các độc tố được đào thải ra ngoài.
4. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất không những giúp kiểm soát tình trạng giật mí mắt dưới liên tục, kéo dài, mà còn giúp mắt khỏe hơn, nâng cao sức khỏe tổng thể. Vitamin A, C và E rất cần thiết để duy trì sức khỏe của mắt. Vitamin B và các chất dinh dưỡng khác cũng có thể tốt cho mắt. Sự thiếu hụt một số vitamin đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Co giật mí mắt dưới liên tục, kéo dài trong nhiều ngày có thể có nhiều nguyên nhân, mặc dù chúng hiếm khi gây nguy hiểm, nhưng nếu mí mắt co thắt liên tục, kéo dài, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Mí mắt bị giật liên tục có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn.
Chẩn đoán và điều trị giật mí mắt liên tục nhiều ngày tại Trung tâm Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia, trực tiếp khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe nhãn khoa như viêm màng bồ đào, dị ứng mắt, viêm bờ mi, co thắt mí mắt,…
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp giải đáp thắc mắc vì sao mí mắt dưới bị giật liên tục nhiều ngày? Cách điều trị, kiểm soát tình trạng này như thế nào? Sụp mí mắt thường lành tính nhưng đôi khi tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe, quan trọng người bệnh cần được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng mí mắt dưới bị giật liên tục, kéo dài.