Chiều cao và cân nặng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong những năm đầu đời. Hai chỉ số này là những chỉ số thiết yếu để theo dõi tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ, giúp cha mẹ nhận biết liệu trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Để đánh giá chính xác sự phát triển của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam
1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam 0-18 tuổi theo WHO
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo WHO là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cha mẹ trong việc theo dõi sự phát triển của các bé. Nhờ đó, cha mẹ có thể đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
1.1 Bảng chiều cao cân nặng của bé sơ sinh từ 0-2 tuổi
Giai đoạn 0-2 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ về cả chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Trong giai đoạn này, sự phát triển của bé rất nhanh, cha mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy sự phát triển của các bé bằng mắt thường. Dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh đến khi đủ 24 tháng tuổi.
1.2 Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ nhỏ từ 2-10 tuổi
Giai đoạn 2-10 tuổi là giai đoạn phát triển ổn định, với mỗi năm bé cao lên khoảng 5-8 cm.
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của bé gái và bé trai từ 2 đến 10 tuổi theo WHO:
Trong trường hợp trẻ chưa đạt tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng theo khuyến nghị của WHO, việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết. Sữa phát triển chiều cao là một giải pháp tối ưu, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như canxi và vitamin D, giúp thúc đẩy sự phát triển chiều cao một cách hiệu quả
1.3 Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ từ 10-18 tuổi
Giai đoạn 10-18 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự phát triển chiều cao. Vì vậy, cha mẹ cần chú trọng về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, đồng thời theo dõi kỹ lưỡng các chỉ số của trẻ để giúp trẻ đạt được tầm vóc vượt trội khi trưởng thành.
Sau đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trong giai đoạn 11 - 18 tuổi
Xem thêm từ HIUP: Giải đáp Trung bình một năm cao lên được bao nhiêu cm
Theo dõi chiều cao cân nặng thường xuyên không chỉ giúp cha mẹ nắm bắt tình hình sức khỏe hiện tại của con, mà còn đem lại nhiều lợi ích lâu dài. Bé phát triển tốt sẽ có nền tảng thể chất vững chắc, hệ miễn dịch khỏe mạnh và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính thấp hơn khi trưởng thành. Ngoài ra, chiều cao cân nặng hợp lý cũng giúp trẻ tự tin, năng động và có khả năng tư duy, học tập tốt hơn.
2. Hướng dẫn sử dụng bảng cân nặng và chiều cao
Sau khi đã nắm rõ được về chiều cao, cân nặng chuẩn của bé theo từng độ tuổi, có lẽ ba mẹ sẽ thắc mắc về như các ký hiệu -2SD, TP và 2SD là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Sau đây HIUP sẽ giải đáp từng ký tự và ý nghĩa đằng sau để giúp ba mẹ nắm rõ được tình trạng phát triển của con trẻ.
2.1 Đối với trẻ từ dưới 10 tuổi
Để biết được con trẻ đang phát triển như thế nào, ba mẹ cần đo được chiều cao và cân nặng của bé. Sau đó, so sánh số liệu đo được với bảng thông tin ở trên để đánh giá tình trạng phát triển hiện tại của bé. Trong đó:
TB (Trung bình): Chiều cao và cân nặng phát triển bình thường theo tiêu chuẩn WHO.
-2SD: Trẻ có chiều cao hoặc cân nặng dưới mức trung bình. Điều này có nghĩa rằng trẻ có nguy cơ bị thấp còi hoặc suy dinh dưỡng
+2SD: Trẻ có chiều cao hoặc cân nặng cao hơn mức trung bình. Cho thấy trẻ cao hơn tiêu chuẩn (theo chiều cao) hoặc trẻ đang gặp tình trạng béo phì (theo cân nặng).
Nếu trẻ chưa đạt chuẩn, cha mẹ không nên lo lắng quá mức. Giai đoạn 5-10 tuổi mới là giai đoạn vàng để tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Ngoài chế độ ăn cân đối, việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cũng rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Ngoài việc duy trì một chế độ ăn cân đối và lành mạnh, việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cũng rất quan trọng để hỗ trợ tối đa sự phát triển của trẻ. Khám phá các loại thực phẩm bổ sung tăng chiều cao cho trẻ mà HIUP gợi ý.
2.2 Trẻ từ 10 đến 18 tuổi
Đối với trẻ từ 10-18 tuổi, việc xác định thể trạng có thể dựa vào chỉ số BMI. BMI được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m) x Chiều cao (m)). Nhờ chỉ số BMI, cha mẹ có thể xác định trẻ có gặp vấn đề về suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc béo phì hay không, từ đó có sự chăm sóc phù hợp.
BMI=Cân nặng (kilogam)/Chiều cao(m) x Chiều cao(m)
Ví dụ, trẻ 18 tuổi có cân nặng là 68kg và chiều cao là 1m65. Theo công thức ở trên ta tính được chỉ số BMI là 24.98, nằm trong vùng từ 18-24.9, cho thấy rằng trẻ đang có một vóc dáng cân đối.
Cách tính chỉ số BMI Nhờ vào chỉ số này, ba mẹ có thể xác định là trẻ có đang gặp các vấn đề như suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc béo phì hay không. Từ đó có sự quan tâm, chăm sóc phù hợp.
Để hỗ trợ sự phát triển chiều cao cho trẻ một cách toàn diện, ngoài chế độ dinh dưỡng, phụ huynh cần áp dụng các phương pháp khoa học khác. Bài viết 5 cách tăng chiều cao tốt nhất cung cấp thông tin chi tiết về các phương pháp hỗ trợ tăng trưởng chiều cao từ tập thể dục, chế độ ăn uống, đến thói quen sinh hoạt hàng ngày
3. Cách đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái
Để đo được chiều cao chuẩn cho các bé, ba mẹ có thể làm theo hướng dẫn sau đây:
3.1 Cách đo chiều cao cho bé dưới 2 tuổi
- Cha mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc bàn, đảm bảo giữ cho đầu trẻ thẳng và mắt nhìn lên trần nhà.
- Khi đo, cha mẹ giữ chân và gối của bé thẳng.
- Phần đầu của trẻ chạm vào cạnh của thước đo và áp thước đó vào người bé để đọc kết quả.
- Cha mẹ nên đo chiều cao, cân nặng mỗi tháng một lần để nắm bắt tốc độ phát triển của trẻ.
3.1 Cách đo chiều cao cho bé trên 2 tuổi
- Bố mẹ có thể cho bé đứng ở cạnh tường để đo.
- Điều chỉnh tư thế đứng áp sát, thẳng lưng, chân không đi giày hoặc dép để có số đo chính xác nhất.
- Sau đó, sẽ dùng bảng hoặc vật cứng áp sát đỉnh đầu của bé và xem kết quả.
4. Cách phát triển chiều cao, cân nặng cho bé hiệu quả
Để phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng cho bé theo chuẩn của WHO, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Bên cạnh sữa mẹ, bé hoàn toàn có thể bổ sung thêm các sản phẩm sữa công thức phù hợp để tăng cân, tăng chiều cao. Tuy nhiên, trước khi cho con sử dụng, cha mẹ cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Bên cạnh các bữa chính, cha mẹ có thể bổ sung thêm những bữa phụ để đảm bảo bé luôn nhận đủ các chất dinh dưỡng.
Cha mẹ phải xây dựng cho bé chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh để bé luôn khỏe mạnh như:
- Bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây
- Bổ sung protein từ các loại thịt nạc
- Uống đủ nước
- Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ
Bên cạnh bổ sung các chất dinh dưỡng, các bạn nhỏ cũng cần tăng cường các hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe.
- Đối với bé dưới 5 tuổi, cha mẹ có thể cho bé hoạt động nhiều trong ngày.
- Đối với bé từ 6-18 tuổi, các bé nên hoạt động tối thiểu 1 tiếng mỗi ngày để trao đổi chất tốt hơn.
Cha mẹ cũng nên cho con tiếp xúc với các môn thể thao từ sớm để có thể phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu.
Bài viết trên của HIUP đã cung cấp cho ba mẹ thông tin về bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam cũng với những cách để giúp trẻ phát triển tối ưu về cả cân nặng và chiều cao. Việc theo dõi hai chỉ số này giúp ba mẹ nắm bắt được quá trình phát triển của trẻ, từ đó có những cách thức chăm sóc sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bé, các bậc phụ huynh có thể bổ sung thêms sữa bột phát triển chiều cao vào khẩu phần ăn của các bé. Trong thành phần của sữa có chứa các thành phần dinh dưỡng phong phú, đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể và hỗ trợ tăng trưởng chiều cao an toàn, hiệu quả. Hãy liên hệ với HIUP nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm sữa nhé!