Tẩy nốt ruồi là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay giúp loại bỏ các khuyết điểm kém thẩm mỹ trên gương mặt và cơ thể. Tẩy nốt ruồi có được ăn cá không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ có nên ăn cá không và nên ăn gì giúp vết thương sau tẩy nốt ruồi nhanh liền sẹo!
Tẩy nốt ruồi có được ăn cá không?
Hàm lượng dinh dưỡng có trong cá cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Protein trong cá giúp cho cơ bắp được khỏe mạnh và giúp các cơ quan khác hoạt động ổn định. Trong cá cung chứa rất nhiều thành phần iot - đây là khoáng chất chất giúp đảm bảo tuyến giáp được khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch tốt. Cụ thể, một số thành phần dinh dưỡng trong cá có thể kể đến như:
- Omega 3;
- Khoáng chất;
- Chất đạm;
- Chất béo;
- Các vitamin thiết yếu.
Cá là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn dinh dưỡng của các gia đình. Tuy đem lại giá trị dinh dưỡng cao, bồi bổ tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi tẩy nốt ruồi có được ăn cá không lại là vấn đề cần được làm rõ.
Cá được xếp vào nhóm hải sản, là thực phẩm tanh và có tính hàn. Sau khi tẩy nốt ruồi, nếu ăn cá có thể khiến cho vết thương lâu lành, gây dị ứng, kích ứng, tạo cảm giác ngứa, khó chịu.
Thậm chí, một số trường hợp có cơ địa da nhạy cảm có thể khiến vết sẹo tẩy nốt ruồi mưng mủ, tạo sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Để vết thương nhanh liền sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất sau tẩy rốt ruồi, các bạn chú ý nên hạn chế, kiêng ăn cá và các món chế biến từ cá nhé!
Tẩy nốt ruồi bao lâu có thể ăn cá?
Sau khi giải đáp “Tẩy nốt ruồi có được ăn cá không?”, một số người thắc mắc vậy nên kiêng ăn như thế nào? Kiêng trong bao lâu?
Theo các chuyên gia da liễu, sau khi tẩy nốt ruồi, tốt nhất bạn nên hạn chế, kiêng ăn các món ăn được chế biến từ cá trong ít nhất 1 tháng.
Tùy vào cơ địa da của mỗi người khác nhau. Có thể đối với một số người có cơ địa da lành tính, vết thương nhanh chóng liền sẹo từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, trong quá trình này, các tế bào da vẫn đang trong quá trình tăng sinh. Nếu ăn cá quá sớm có thể khiến nguy cơ hình thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt nếu bạn vừa trải qua tiểu phẫu với nốt ruồi ác tính. Tốt nhất bạn nên kiêng ăn cá đủ lâu giúp vết sẹo lành hẳn và an toàn hơn.
Nên ăn gì để vết thương sau tẩy nốt ruồi mau lành và không để lại sẹo?
Như đã biết, trong cá chứa lượng lớn chất đạm (protein). Protein chiếm đến 50% khối lượng thô của thế bào cơ thể. Nó là thành phần thiết yếu giúp hình thành, duy trì và tái tạo cơ thể. Cơ thể chúng ta luôn luôn không ngừng đòi hỏi nạp thêm protein qua chế độ ăn uống hằng ngày. Thay vì ăn cá, các bạn có thể cải thiện thực đơn dinh dưỡng bằng những thực phẩm lành tính và an toàn hơn cho vết tẩy nốt ruồi.
Bên cạnh cá, thịt gà, thịt bò là những thực phẩm giàu đạm nhưng lại được khuyến cáo không nên sử dụng đối với những người mới tẩy mụn ruồi. Đạm thực vật là thực phẩm được khuyến cáo sử dụng giúp đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết. Nó là dòng protein khỏe, an toàn, lành tính, giúp cho vết sẹo mau lành. Một số thực phẩm thực vật giàu đạm như:
Các loại đậu
Các loại đậu là nguồn đạm dồi dào giúp bạn vừa đảm bảo chất dinh dưỡng vừa cải thiện bữa ăn trong quá trình chăm vết thương do tẩy nốt ruồi. Trung bình cứ trong 100g đậu hạt sẽ có 33g đạm. Lượng đạm này thậm chí nhiều hơn lượng đạm có trong 100g hải sản. Bạn có thể thử chế biến các món ăn ngon từ nhiều loại hạt đậu như: Đậu xanh, đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen…
Vừng, lạc
Vừng và lạc là hai thực phẩm không xa lạ đối với thực đơn trong bữa cơm gia đình. Trong lạc có chứa tới 25,5% protein và 20,21% protein có trong vừng. Bên cạnh đó, hai thực phẩm này cũng chứa nhiều loại vitamin B1, B2 giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, những loại vitamin này giúp cho làn da của bạn khỏe đẹp hơn. Nó rất tốt cho các vùng da đang phục hồi, tiêu biểu như vùng da mới điều trị tẩy nốt ruồi.
Các loại ngũ cốc, yến mạch
Nhóm thực phẩm yến mạch và các loại ngũ cốc là nhóm thực phẩm cung cấp lượng đạm dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, những thực phẩm này góp phần cải thiện tình trạng da, giúp da chắc khỏe, phục hồi nhanh chóng. Trong 100g ngũ cốc chứa khoảng 13g protein và các vitamin, omega 3 giàu dưỡng chất. Nó giúp đảm bảo cải thiện dinh dưỡng và tạo vóc dáng khỏe đẹp cho người mới thực hiện tẩy nốt ruồi.
Các loại rau củ màu xanh đậm
Các loại rau củ màu xanh đậm không chỉ chứa lượng chất xơ dồi dào mà còn là nguồn cung cấp chất đạm thiết yếu cho cơ thể. Một số loại rau củ giàu đạm có thể kể đến như: Súp lơ, bắp cải, rau chân vịt… Những thực phẩm này cũng chứa lượng vitamin C, khoáng chất tự nhiên dồi dào. Nó rất tốt cho quá trình làm lành da sau khi tẩy nốt ruồi, đồng thời hạn chế sự tích tụ hắc tố gây sẹo thâm trên da.
Chế độ chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Bên cạnh việc quan tâm đến tẩy nốt ruồi có được ăn cá không, nên ăn gì cho nhanh liền sẹo, chế độ chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi sau đây cũng là vấn đề mà chúng ta cần hết sức lưu ý. Hãy ghi nhớ và thực hiện đúng giúp vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng, để lại sẹo nhé!
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi tẩy nốt ruồi.
- Không đưa tay lên sờ, gãi, tiếp xúc nhiều với vết thương.
- Vệ sinh, làm sạch và hạn chế cho vết thương tiếp xúc với các bụi bẩn, hóa chất.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian tháo băng, cách vệ sinh vết thương.
- Tham khảo thời gian tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo giúp tái tạo mô da, vết thương liền sẹo, thẩm mỹ nhất.
Chắc hẳn bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tẩy nốt ruồi có được ăn cá không. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ xây dựng được cho mình một thực đơn dinh dưỡng hợp lý giúp vết thương nhanh liền sẹo và thẩm mỹ nhất nhé!