Bàn chân lõm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa

Tình trạng bàn chân lõm có thể gây tổn thương hệ cơ xương khớp của bàn chân. Bệnh lý này làm biến dạng cấu trúc chân. Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đứng và đi lại.

bàn chân lõm

Bàn chân lõm là gì?

Bàn chân lõm là tình trạng bàn chân có vòm rất cao. Bệnh lý này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bàn chân. (1)

Tình trạng bàn chân lõm của mỗi người thường khác nhau tùy thuộc vào độ cao của vòm, nguyên nhân và có gây đau hay không. Ở trẻ em, vòm bàn chân cao sẽ gây thêm áp lực lên ụ ngón chân (ball of the foot) và gót chân khi đứng hoặc đi. Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức, khó mang giày và mất vững bàn chân (dễ bị bong gân). Trong một số trường hợp khác, bàn chân lõm có thể dẫn đến biến dạng nghiêm trọng khiến trẻ đi bằng mặt ngoài của bàn chân.

Nguyên nhân gây bệnh bàn chân lõm rất đa dạng, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe hoặc chấn thương. Đối với một số trường hợp, nguyên nhân gây bàn chân lõm không rõ hoặc không xác định được.

Một tình trạng dị tật bàn chân cũng khá phổ biến nữa là bàn chân bẹt, xem thông tin chi tiết tại đây.

tình trạng bàn chân bị lõm sâu

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến nhất của bàn chân lõm là vòm cao, ngay cả khi người bệnh đứng yên. Ngoài ra, một số người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: (2)

biến dạng ngón chân
Biến dạng ngón chân hình búa thường gặp ở người bàn chân lõm

Nguyên nhân bàn chân bị lõm sâu

Bàn chân lõm thường do rối loạn thần kinh hoặc một số bệnh lý khác như:

Trong một số trường hợp, bàn chân lõm có thể biểu hiện sự bất thường về cấu trúc di truyền. Chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Vì nguyên nhân gây bàn chân lõm quyết định rất lớn tới tiến triển bệnh trong tương lai. Nếu là do rối loạn thần kinh hoặc do mắc bệnh lý khác, tình trạng bàn chân lõm có khả năng ngày càng xấu đi. Mặt khác, các trường hợp bàn chân lõm không phải do rối loạn thần kinh thường không có thay đổi gì về bề ngoài.

Di chứng bàn chân lõm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Lòng bàn chân lõm quá mức có thể làm tăng áp lực lên ụ ngón chân, gót chân và gan bàn chân khi đi đứng, đi lại; làm mất thăng bằng sức cơ, suy yếu cơ cẳng chân trước; qua đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: (3)

di chứng lõm bàn chân
Người bàn chân lõm thường bị đau ụ ngón chân khi đứng hoặc đi trong thời gian dài

Không chỉ là bệnh lý bẩm sinh và có khả năng di truyền, bàn chân lõm có thể xảy ra do bất thường ở hệ thần kinh. Các bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng này gồm thoái hóa tủy, nứt đốt sống, bại liệt, não úng thủy tiềm ẩn, u tủy, bệnh thần kinh ngoại biên, loạn dưỡng cơ…

Phương pháp chẩn đoán dị tật bàn chân lõm sâu

Cha mẹ thường là những người đầu tiên nhận thấy vòm bàn chân của con cong cao bất thường hoặc phát hiện các triệu chứng như đau hoặc mất ổn định ở chân bé. Việc phát hiện sớm bàn chân lõm và nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. (4)

Khi chẩn đoán bàn chân lõm, bác sĩ thường xem xét tiền sử bệnh lý và gia đình của người bệnh, đồng thời tiến hành khám sức khỏe.

Bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân có vòm cao và các triệu chứng bên ngoài khác như vết chai, ngón chân hình búa hoặc ngón chân vuốt. Việc đánh giá chân hoàn chỉnh sẽ được thực hiện, bao gồm cả kiểm tra sức mạnh cơ bắp.

Bác sĩ sẽ quan sát người bệnh đi và đứng để hiểu rõ hơn về cơ học của bàn chân. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu mang theo giày thường đi của mình khi khám. Qua đó, bác sĩ có thể kiểm tra có bất thường gì khi người bệnh mang giày hay không. Ngoài ra, nếu tình trạng bàn chân lõm có liên quan tới một số vấn đề thần kinh, người bệnh có thể được giới thiệu đến bác sĩ thần kinh để kiểm tra thần kinh toàn diện.

Nếu người bệnh bị đau chân, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán như chụp x-quang, EOS (EOS imaging), chụp CT, chụp MRI.

Phương pháp điều trị chứng bàn chân lõm sâu

Điều trị không phẫu thuật

Các trường hợp bàn chân lõm ở mức độ nhẹ tới trung bình thường được yêu cầu điều trị không phẫu thuật, cụ thể:

Phẫu thuật

Đối với các biến dạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để chỉnh hình các biến dạng, giảm đau, tăng tính ổn định, giải quyết tình trạng yếu chân và hồi phục hình dáng bàn chân. Tùy thuộc mỗi kiểu biến dạng, các thủ thuật sẽ tác động tới:

Cắt bao khớp tại khớp giữa cổ chân, khớp cổ chân và đốt bàn.

Phương pháp phòng ngừa bàn chân lõm là như thế nào?

Tình trạng bàn chân lõm thường là do di truyền hoặc do một vấn đề sức khỏe gây ra. Vì thế, hiện chưa có biện pháp nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tuy vậy, tình trạng bàn chân lõm có thể được kiểm soát tốt khi người bệnh được theo dõi và điều trị thích hợp.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng…

Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bàn chân lõm là tình trạng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp sớm, người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe. Vì thế, nếu nhận thấy độ cong bất thường ở vòm chân, người bệnh cần nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/ban-chan-lom-la-tot-hay-xau-a4304.html