Ăn chay Công Giáo là gì? Đã có những thay đổi đáng kể nào từ xưa tới nay?

Không phải ai cũng biết ăn chay Công Giáo là gì vì khái niệm này ít được mọi người đề cập tới, chỉ có những người dân theo đạo mới ngầm hiểu và chia sẻ cho nhau những luật và quy định liên quan mà thôi.

1. Ăn chay Công Giáo là gì?

 

Ăn chay Công Giáo còn được gọi là ăn chay của người Công Giáo hay ăn chay đạo Công Giáo... còn gọi là Mùa Chay.  Đây được xem là dịp lễ tôn giáo về ăn uống được đại đa số con chiên tham gia.

Tên tiếng Anh của ăn chay Công Giáo là Lent, tên tiếng Latin là Quadragesima.

Đối với người Công Giáo, cùng với cầu nguyện và bố thí thì chay tịnh là những hành vi được khuyên làm nhiều nhất trong đạo. Việc chay tịnh bao gồm nhịn ăn và kiêng ăn mà chúng ta thường gọi là "ăn chay" và "kiêng thịt".

Việc ăn chay này còn được quy định trong những điều luật nghiêm ngặt từ xa xưa nhưng đến nay thì việc này cũng đã được giảm nhẹ, thích nghi với hoàn cảnh sống của con người hiện đại.

Nhung cau hoi ve an chay
 

2. Ý nghĩa của ăn chay suốt 40 ngày 

 

Mùa chay hay ăn chay Công Giáo thường diễn ra trong suốt 40 ngày trước Lễ Phục Sinh, bắt đầu từ ngày thứ tư Lễ Tro cho tới thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Phục Sinh rơi vào ngày Chủ nhật giữa ngày 22/3 và 25/4, cho nên thứ tư Lễ Tro có thể là các ngày 4/2 hoặc 10/3 dương lịch.

Nguồn gốc của 40 ngày này chính là chúa GiêSu trong đảo hoang, nhịn ăn và vượt qua mọi sự cám dỗ của ma quỷ.

Một số ý nghĩa của việc ăn chay 40 ngày:

3. Vì sao rút ngắn xuống 2 ngày ăn chay?

 

Thời gian đầu, việc ăn chay bị kiểm soát nghiêm ngặt,  việc ăn chay trở nên bắt buộc, yêu cầu mọi giáo dân phải làm theo, yêu cầu mọi người thực hiện suốt 40 ngày. Thế nhưng, qua nhiều thời kỳ, tập tục đã giảm xuống còn 2 ngày ăn chay cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.


Luật kiêng cữ nghiêm ngặt vẫn được tuân giữ cho tới ngày 17 tháng 2 năm 1966. Với Tông Hiến Poetemini của Đức Giáo Hoàng Paul VI đã có sự thay đổi về việc ăn chay và kiêng thịt. Hiện nay, ăn chay được giảm bớt đi nhiều với 2 ngày là thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh theo qui định của Giáo luật điều 1251 như sau:

 

"Vào các ngày thứ sáu trong năm, nếu không trùng với một trong những ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hoặc phải kiêng một thức ăn nào khác, theo quy định của Hội Đồng Giám Mục; nhưng phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta".

Quá trình rút ngắn thời gian ăn chay xuống 2 ngày diễn ra như sau:

Theo Giáo Luật 1917 ghi chép thời đó chỉ được dùng một bữa chính ăn no trong các ngày mùa Chay trừ Chúa Nhật và hai bữa ăn khác không có thịt và cũng không ăn nhiều như các bữa ăn thông thường.

 

Có thể thấy, nếu ăn chay trở thành một sự áp đặt cứng ngắc thì cũng tạo ra một sự tuân thủ miễn cưỡng và giả tạo. Đôi khi còn dẫn đến hình thức luồn lách để tránh né thí dụ như luật không qui định thời gian của bữa ăn nên người ta có thể kéo dài một bữa ăn vài giờ đồng hồ.

 

Hoặc có người đợi tận đêm muộn khi hết giờ cấm để ăn cho thoải mái. Thế nên việc qui định bắt buộc chỉ còn 2 ngày cho thấy Giáo hội giảm đi việc bó buộc vì việc này không dễ dàng áp dụng với tất cả mọi người.

Tuy nhiên, bất cứ cá nhân nào vẫn được tự do ăn chay thêm. Nếu một người cảm thấy 2 ngày là ít, vẫn có thể tự nguyện ăn chay nhiều hơn. Đó chính là việc ăn chay tự nguyện như đã được thực hiện thuở ban đầu của Hội thánh khi chưa có luật buộc

Người nào cũng có thể ăn chay nếu muốn hãm mình để giúp làm chủ các bản năng và tiến tới sự tự do nội tâm của bản thân.

 

4. Các quy định ăn chay Công Giáo

 

Mùa ăn chay theo Công Giáo quy định rõ ăn chay là: ăn kiêng thịt, nên làm từ thiện và hạn chế tối đa những thú vui ngày thường. Việc ăn chay này đề cao Thiên Chúa, đề cao ăn uống đạm bạc, nâng cao sức khỏe bản thân.

Luật ăn chay của Giáo hội Công Giáo được quy định trong Bộ Giáo luật 1983, áp dụng bắt buộc với mọi tín đồ từ tròn 18 tuổi đến khi sang tuổi 60. Những người được miễn ăn chay là những người sức khỏe yếu, những người từ 60 tuổi trở lên (những người này vẫn phải giữ luật kiêng thịt), phụ nữ đang cho con bú, những người làm việc nặng nhọc, người nghèo đói và những người được các giám mục, linh mục, bề trên các dòng tu cho phép không phải ăn chay. Người Công Giáo bắt buộc phải ăn chay trong ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.

 

Một số nguyên tắc cần phải nhớ trong chế độ ăn chay đạo chúa:

Nhìn chung, cũng như Đạo Phật, mục đích của việc ăn chay của Công Giáo là nhằm tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, bằng cách tu tập không sát sinh, biết thương yêu người đồng loại và ngay cả các loài vật khác. Thực tế là nếu ăn chay nhưng vẫn không chưa có được lòng từ bên trong thì lợi lạc không có là bao.

Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/an-chay-cong-giao-la-gi-da-co-nhung-thay-doi-dang-ke-nao-tu-xua-toi-nay-a362.html