Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 11, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 11 Bài 27 : Luyện tập : Ankan và xicloankan phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Giáo án Hóa học 11 Bài 27 : Luyện tập : Ankan và xicloankan (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Hóa 11 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 11 CTST Xem thử Giáo án Hóa 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa 11 cả năm (mỗi bộ sách) phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài 27: LUYỆN TẬP: ANKAN VÀ XICLOANKAN(tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về ankan: Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

2. Kĩ năng:

- Viết công thức cấu tạo

- Gọi tên ankan

- Tính thành phần phần trăm ankan

3. Thái độ: Phát huy khả năng tư duy độc lập của học sinh

4. Phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phát triển năng lực sáng tạo

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- PPDH đàm thoại tái hiện.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Phiếu học tập, máy chiếu.

2. Học sinh: Ôn bài cũ

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ:

Hoàn thành dãy chuyển hoá sau:

Giáo án Hóa học 11 Bài 27 : Luyện tập : Ankan và xicloankan mới nhất

- GV nhận xét cho điểm.

3. Nội dung:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tổ chức lớp học.

- Gv: Chia lớp thành 10 nhóm; Phát phiếu học tập cho học sinh:

+ BT1: Nhóm 1 và 10

+ BT2: Nhóm 2 và 9

+ BT3: Nhóm 3 và 8

+ BT4: Nhóm 4 và 7

+ BT5: Nhóm 5 và 6

Hoạt động 2: Củng cố lí thuyết

- Gv: Phát vấn một số vấn đề về ankan:

+ Đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân

+ Cách gọi tên

+ Tính chất hoá học

+ Điều chế

Hoạt động 3: Bài tập vận dụng

- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày từng câu nhỏ, hs khác nhận xét

- Gv: Đánh giá

I. Kiến thức cần nắm vững:(SGK)

II. Bài tập:

II. Vận dụng:

Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng của butan

a) Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1

b) Tách 1 phân tử H2

c) Crăckinh

Giải:

Bài tập 2: Gọi tên các chất sau:

a) CH3-C(CH3)2-CH2-CH3

b)CH3-CHBr-(CH2)2-CH(C2H5)-CH2-CH3

Giải:

a) 2,2-đimetyl butan

b) 2-brom-4-etyl hexan

Bài tập 3: Viết CTCT và đọc lại tên đúng nếu có:

a) 3-metyl butan

b) 3,3-điclo-2-etyl propan

c) 1,4-đimetyl butan

Giải:

a) CH3-CH(CH3)-CH2-CH3: 2-metyl butan

b) CHC12-CH(C2H5)-CH3: 1,1-điclo-2-metyl butan

c) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3: Hexan

Bài tập 4: Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H12 và gọi tên?

Giải:

1) CH3-CH(CH3) -CH2-CH2-CH3: 2-metyl pentan

2) CH3-CH2-CH(CH3) -CH2-CH3 : 3-metyl pentan

3) CH3-C(CH3)2 -CH2-CH3: 2,2-đimetyl butan

4) CH3-CH(CH3) -CH(CH3) -CH3: 2,3-đimetyl butan

5) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3: Hexan

Bài tập 5: (BT3/123SGK)

Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lit khí cacbonic. Các thể tích khí đo ở đktc. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A?

Giải:

4.Củng cố: Củng cố sau từng bài tập

V. Dặn dò: Xem lại cách lập CTPT

........................................

Xem thử Giáo án Hóa 11 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 11 CTST Xem thử Giáo án Hóa 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/hoa-11-bai-27-a25548.html