10 dấu hiệu cần thay túi ngực hoặc loại bỏ: Chỉ định và quy trình

Túi ngực là một sản phẩm tổng hợp và túi không tồn tại mãi mãi. Trong trường hợp túi ngực bị hỏng hoặc cũ phải được loại bỏ và/hoặc thay thế. Phẫu thuật chỉnh sửa nâng ngực là cần thiết khi bệnh nhân gặp vấn đề với túi ngực hoặc thay đổi sở thích của mình. Sau đây là 10 dấu hiệu cần thay túi ngực hoặc loại bỏ túi ngực với những chỉ định, quy trình cụ thể.

thay túi ngực

Phẫu thuật thay túi ngực là gì?

Phẫu thuật thay túi ngực là phẫu thuật nhằm lấy bỏ các mô cấy hay vật liệu trong lần phẫu thuật tái tạo hoặc nâng ngực bằng túi ngực trước đó.

Phẫu thuật loại bỏ túi ngực là phẫu thuật tương đối đơn giản, bác sĩ thường rạch da theo đường sẹo mổ cũ trên tuyến vú hoặc đường nếp dưới vú. Phẫu thuật có khả năng dẫn đến kết quả thẩm mỹ không mong muốn. Dù có thể ngực của bạn sẽ trở lại hình dáng như trước khi nâng nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ được bác sĩ thẩm mỹ đề nghị nâng ngực và treo ngực tránh sa trễ và bỏ da thừa hoặc cũng có thể kết hợp túi ngực khác.

Lợi ích của phẫu thuật chỉnh sửa này nhằm giúp vẻ ngoài thẩm mỹ và cảm giác của ngực được cải thiện, giảm đau do co thắt bao xơ, tự tin hơn và hình dáng ngực được cải thiện.

Hầu hết mọi người có thể thực hiện các công việc nhẹ vào ngày sau mổ và có thể trở lại làm việc trong vòng 2 tuần. Người bệnh tránh hoạt động gắng sức trong ít nhất 4-5 tuần.

Khi nào cần thay túi ngực hay loại bỏ túi ngực?

10 dấu hiệu cần thay túi ngực hoặc phẫu thuật loại bỏ túi ngực:

1. Túi ngực bị gấp nếp

Túi ngực bị gấp nếp thành những gợn sóng là biến chứng tiềm ẩn của phẫu thuật nâng ngực. Các nếp gấp trong túi ngực có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được khi chạm vào như những gợn sóng bên dưới da. Nếu bệnh nhân sụt cân đáng kể, hiện tượng gợn sóng xảy ra nhiều năm sau khi đặt túi ngực. Mang thai và cho con bú cũng làm thay đổi mô mềm gây gợn sóng. [1]

2. Túi ngực bị vỡ

Túi ngực bị nứt, rách và gel silicon chảy từ từ, rất chậm và ít ra ngoài, nằm ở khoang bóc tách, không gây chảy máu. Sau khi vỡ túi ngực, silicon có thể nằm trong bao (khi bị giới hạn bởi bao xơ xung quanh) hoặc ngoài bao (khi silicon tự do thoát ra ngoài).

3. Co thắt bao xơ cứng quanh túi ngực

Thông thường, sau 4-6 tuần phẫu thuật, xung quanh túi ngực hình thành lớp mô liên kết mỏng - gọi là bao xơ. Đây là phản ứng sinh lý tự nhiên của hệ miễn dịch trong cơ thể khi thấy “vật lạ” xuất hiện. Thông bao xơ mỏng, vẫn giữ được hình dạng ban đầu và không sờ thấy. Thế nhưng, trong một số trường hợp bao xơ co lại và nén ép vào túi ngực, làm vú bị cứng.

Có 4 mức độ co thắt bao xơ, từ bình thường đến nghiêm trọng.

4. Túi ngực lệch vị trí ngực

Túi ngực nằm vị trí quá thấp trên ngực như tụt xuống nếp gấp dưới vú. Điều này xảy ra nếu túi ngực quá lớn khiến mô vú bị kéo giãn theo thời gian. [2]

Túi ngực nằm cách xa giữa ngực gọi là hiện tượng dịch chuyển sang bên.

Túi ngực dính vào nhau ở đường giữa ngực do quá nhiều mô gần xương ức được lấy ra trong quá trình phẫu thuật.

5. Vị trí núm vú không tự nhiên

Vị trí núm vú không tự nhiên khi núm vú bị tụt vào trong, nằm bên dưới mặt phẳng của quầng vú, xảy ra với khoảng 2% - 10% trường hợp đặt túi ngực. Tình trạng này xảy ra 1 hoặc 2 bên vú, biểu hiện nhiều mức độ khác nhau. [3]

6. Bạn muốn chỉnh sửa sẹo

Sẹo xuất hiện sau lần phẫu thuật trước đó, có thể có màu hồng, đỏ, tím, xám hoặc nâu sẫm. Một số người có nhiều nguy cơ bị sẹo lồi hơn, các vết sẹo ngứa hoặc mềm sau khi phẫu thuật.

7. Thu quầng vú

Quầng vú là vùng sắc tố bao quanh núm vú. Ở mỗi người, quầng vú có kích thước, màu sắc, hình dạng khác nhau. Nếu bạn không thoải mái với kích thước quầng vú của mình, bạn có thể thu nhỏ quầng vú. Phẫu thuật thu nhỏ quầng vú tương đối đơn giản có thể làm giảm đường kính của 1 hoặc cả 2 quầng vú. Người có quầng vú sưng húp hoặc nhô ra, quầng vú không đối xứng sẽ thu nhỏ 1 bên để phù hợp với bên còn lại.

8. Điều trị ngực chảy xệ

Lấy bỏ da thừa và định hình lại mô vú để nâng ngực lên, định vị núm vú và thay đổi hình dạng của bầu ngực đẹp hơn, nâng cao hình ảnh bản thân và tự tin hơn.

9. Bạn thay đổi kích thước túi ngực

Bạn cần lựa chọn túi ngực có kích thước cân đối, thích hợp, không chọn túi ngực to quá hay nhỏ quả. Thay đổi kích thước túi ngực cần trao đổi với bác sĩ chuyên về chuyên thẩm mỹ tạo hình vú để được tư vấn kỹ càng.

10. Bạn muốn đổi sang túi ngực silicone

Túi silicon được làm bằng chất làm đầy gel silicon, thường dành cho chị em từ 22 tuổi trở lên để nâng ngực, tái tạo vú. [4]

Khi nào cần thay túi ngực
Nên loại bỏ túi ngực hư hỏng để ngăn nhiễm trùng hoặc sự phát triển quá mức của mô sẹo bên trong vú.

Đối tượng được chỉ định thay túi ngực hoặc loại bỏ túi ngực?

Túi ngực không đảm bảo tồn tại suốt đời, tuổi thọ trung bình của túi ngực khoảng 10 - 15 năm. Túi ngực có thể thay đổi do: tuổi tác, cho con bú, thai kỳ, cân nặng thay đổi. Bạn có thể thay túi ngực hoặc loại bỏ túi ngực vì [5]:

Các phương pháp thay túi ngực hiện nay

phương pháp thay túi ngực
Có nhiều túi ngực với kích cỡ, hình dạng khác nhau như: hình tròn, hình giọt nước…

Quy trình phẫu thuật thay túi ngực

1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Tư vấn trước phẫu thuật: bạn sẽ có thể thấy túi ngực với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau giúp bạn có ý tưởng tìm túi tốt nhất cho mình, phù hợp với mình muốn của chính bạn và bác sĩ đánh giá là phù hợp nhất.

2. Thực hiện thay túi ngực

Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng vết sẹo cũ trên tuyến vú để lấy bỏ túi ngực cũ.

Nếu bạn đã quyết định tăng kích thước của túi ngực hiện tại, bác sĩ phẫu thuật cần thực hiện cắt bỏ bao xơ.

Quá trình lấy bỏ hoặc thay thế túi ngực thường mất từ ​​1-2 giờ, dưới gây mê toàn thân và bạn sẽ ở lại bệnh viện qua đêm.

3. Sau phẫu thuật thay túi ngực

Đau nhức, sưng tấy, bầm tím có thể xảy ra trong vài tuần sau phẫu thuật nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian nhưng không biến mất hoàn toàn. Đôi khi có thể kèm theo vết bầm, sẹo xấu hoặc sẹo lồi tùy theo cơ địa mỗi người.

Mặc áo định hình túi ngực có thể giúp quá trình hồi phục sau thay túi ngực nhanh hơn và cố định vị trí túi ngực tốt hơn. Bác sĩ phẫu thuật có thể kê toa thuốc giảm đau.

Tránh các hoạt động gắng sức ít nhất 2 tuần. Trong quá trình lành vết thương, ngực sẽ rất nhạy cảm với các va chạm cơ thể hoặc các chuyển động mạnh nên cần vận động nhẹ nhàng.

Nếu bạn được khâu bằng chỉ không tan hoặc đặt ống dẫn lưu dịch trong khoang ngực thì bác sĩ sẽ hẹn ngày đến bệnh viện cắt chỉ và rút ống dẫn lưu.

Nếu trường hợp da ngực nổi mẩn đỏ hoặc bạn bị sốt, có thể bị nhiễm trùng. Bạn cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu khó thở hoặc đau ngực cũng cần thông báo với bác sĩ để giúp cải thiện tình trạng này.

Quy trình phẫu thuật thay túi ngực
Sau phẫu thuật lấy bỏ túi ngực, hãy chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chi phí phẫu thuật thay thế hoặc loại bỏ túi ngực

Chi phí phẫu thuật thay thế, loại bỏ túi ngực sẽ có mức giá ở mỗi bệnh viện khác nhau. Riêng tại khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, việc phẫu thuật thay túi hay lấy bỏ túi ngực có nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào từng loại túi ngực, phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa đi kèm… nhưng chi phí hợp lý.

Để thực hiện phẫu thuật thay túi ngực, chị em cần lựa chọn nơi có thể giải đáp mọi thắc mắc của mình, bác sĩ khám và tầm soát ung thư vú không thấy bất thường trong mô vú. Sau đó bác sĩ tham khảo ý kiến của bạn và mong muốn của bạn để lập kế hoạch điều trị tốt nhất và an toàn nhất.

Biến chứng sau thay túi ngực

Các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cũng tương tự như khi nâng ngực, nguy cơ co thắt bao xơ cao hơn với phẫu thuật chỉnh sửa.

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định nhưng tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ cố gắng hạn chế được biến chứng không mong muốn. Bác sĩ chuyên khoa ung bướu và phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vú có kinh nghiệm tư vấn cho bạn, trực tiếp thực hiện phẫu thuật và theo dõi giúp bạn sau đó để đạt kết quả tốt nhất.

Chăm sóc sau phẫu thuật thay, loại bỏ túi ngực

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi huyết áp, mạch và nhịp thở [7].

Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM với hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu chính hãng từ những nước Âu - Mỹ, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, giúp thay hoặc lấy bỏ túi ngực an toàn, chất lượng, điều trị chuyên sâu về các bệnh liên quan tuyến vú.

Túi ngực là sản phẩm tổng hợp không thể tồn tại mãi. Theo thời gian, túi ngực sẽ bị cũ, hỏng hoặc không còn hình dạng như trước. Do đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa Ngoại chuyên phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình vú giàu kinh nghiệm để khám và được tư vấn quy trình, chỉ định thay túi ngực hoặc lấy túi ngực phù hợp.

Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/nhat-co-nguc-a25034.html