Bé trai 23 tháng nặng bao nhiêu kg? Trung bình, bé trai 23 tháng tuổi nặng 12.0kg. Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu cân nặng khoảng 10.6kg và bị suy dinh dưỡng nếu cân nặng khoảng 9.7kg hoặc thấp hơn. Ngược lại, bé có nguy cơ bị béo phì nếu cân nặng khoảng 13.4kg và bị béo phì nếu cân nặng đạt 14.8kg trở lên.
Bé trai 23 tháng cao bao nhiêu? Ở giai đoạn này, bé cao trong khoảng 81.3 - 86.9cm, trung bình là 83.8cm.
Nếu trẻ có các chỉ số chiều cao, cân nặng nằm trong mức tiêu chuẩn kể trên thì phụ huynh có thể yên tâm là trẻ đang phát triển tốt, đạt chuẩn.
2. Dinh dưỡng cho bé trai 23 tháng tuổi
Để trẻ phát triển tốt về chiều cao và cân nặng, phụ huynh cần lưu ý về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 23 tháng tuổi.
2.1 Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Chiều cao và cân nặng của bé trai 23 tháng tuổi sẽ tăng đều nếu cha mẹ bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau cho trẻ:
Ngũ cốc, đậu xanh và rau họ đậu: Trẻ nên ăn các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, cơm, mì, đậu Hà Lan, đậu xanh nghiền,... khoảng 4 - 6 phần/ngày;
Hoa quả và rau xanh: Cha mẹ nên cho trẻ ăn cam, quýt, rau cải xanh, đậu Hà Lan, rau chân vịt, ngô, bí ngô, cà rốt, lê, táo, hoa quả nghiền,... với khẩu phần khoảng 4 - 6 phần/ngày;
Thực phẩm từ sữa: Phụ huynh có thể cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua hoặc pho mát để cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé;
Protein (thịt, cá, gia cầm,...): Để đảm bảo cung cấp đủ protein cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ ăn trứng, thịt, cá, gia cầm, đậu phụ,... với lượng thích hợp.
2.2 Các bữa ăn trong ngày của trẻ
Hệ thống tiêu hóa và ăn nhai của trẻ 23 tháng tuổi đã khá hoàn thiện. Trẻ có thể ăn bột, cháo gạo, thịt, trứng,... Mỗi ngày trẻ ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ. Mỗi bữa sẽ cách nhau khoảng 3 - 4 giờ. Các bữa như sau:
Bữa sáng: Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống nhiều hơn và chất lượng hơn một chút bởi nó cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ hoạt động suốt buổi sáng;
Giữa buổi: Phụ huynh có thể cho trẻ ăn bữa phụ thứ nhất. Ở bữa này, bạn chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ với thức ăn dễ tiêu hóa;
Bữa trưa: Cha mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ về chất và lượng. Sau khi trẻ ngủ trưa dậy, bạn có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ;
Bữa tối: Đến bữa tối, cha mẹ nên cho trẻ ăn ít hơn bữa sáng và bữa trưa, nên ăn thức ăn dễ tiêu để trẻ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, khi trẻ tập ăn cơm, bạn nên tập cho trẻ thói quen nhai kỹ, nuốt chậm để tiêu hóa tốt hơn.
2.3 Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé trai 23 tháng tuổi
Chọn thực phẩm lành mạnh cho trẻ để trẻ phát triển tốt. Phụ huynh không nên cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn;
Nếu trẻ không muốn uống sữa thì cha mẹ có thể cho bé ăn những chế phẩm từ sữa tương tự như sữa chua, phô mai,... để cung cấp đủ canxi và photpho cho bé;
Cho trẻ ăn thêm rau lá xanh và các loại cá có xương mềm vì chúng chứa nhiều canxi;
Với các món ăn mới, cha mẹ nên kiểm tra kỹ trước khi cho con ăn và theo dõi trẻ sau khi ăn để tránh nguy cơ dị ứng;
Không ép trẻ ăn để tránh gây áp lực tâm lý cho bé, dễ dẫn đến biếng ăn.
Nếu chiều cao, cân nặng của bé trai 23 tháng tuổi nằm trong mức tiêu chuẩn thì phụ huynh không cần lo lắng. Trong trường hợp bé chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao,... cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp can thiệp thích hợp.