Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chiều cao của bé trai 2 tuổi trung bình khoảng 85 - 90 cm. Những đứa trẻ thấp hơn 82cm được xếp loại vào nhóm còi cọc, thấp hơn 78 cm tương ứng với mức còi cọc nghiêm trọng.
Dựa trên số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cân nặng của bé trai 2 tuổi trung bình khoảng 11 - 14 kg. Những đứa trẻ dưới 9,5 kg được xếp loại là trẻ nhẹ cân, và dưới 8,5 kg là trẻ cực kỳ nhẹ cân.
Chiều cao cân nặng bé trai 2 tuổi là các thông số chính mà bác sĩ sử dụng để đánh giá sự phát triển của trẻ. Khi trẻ phát triển một cách liên tục và toàn diện, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự tự tin của trẻ cũng tăng lên.
Cân nặng và chiều cao của trẻ trai 2 tuổi nên được đánh giá theo bảng theo dõi tốc độ tăng trưởng và phát triển của Tổ chức Y tế Thế giới. Khi kiểm tra sức khỏe ở những trẻ 2 tuổi, bác sĩ nhi khoa sẽ cân và đo chiều cao cho bé, và đánh dấu vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Một bé trai phát triển khỏe mạnh khi đường cong phát triển của bé hướng lên trên biểu đồ tăng trưởng. Điều này có nghĩa là, một đứa trẻ 2 tuổi nên nặng khoảng 11 - 14 kg và cao từ 85 - 90 cm. Khi đường cong tăng trưởng của trẻ nằm xa so với giá trị trung bình, đây là dấu hiệu gợi ý rằng trẻ có thể đang thừa cân hoặc suy dinh dưỡng.
Bất kỳ lúc nào lo lắng về sự tăng trưởng hoặc phát triển của con mình, bố mẹ hãy đến tìm lời khuyên từ bác sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ có thể đánh giá con bạn và tư vấn cho bạn để trẻ đạt được sự phát triển cân bằng. Ví dụ, bác sĩ có thể cần thay đổi về loại thức ăn cung cấp cho trẻ, tần suất hoặc số lượng các bữa ăn. Hoặc trẻ có thể cần hỗ trợ nhiều hơn về mặt tinh thần, hoặc kích thích, hoặc hoạt động thể chất sẽ giúp chúng trở nên khỏe mạnh hơn.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt khẩn cấp. Nếu trẻ béo phì cần được giám định y khoa và xử trí chuyên khoa. Thảo luận điều này với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tóm lại tất cả các vấn đề kể trên đều có thể được phát hiện thông qua việc theo dõi chiều cao cân nặng của bé trai 2 tuổi. Những đứa trẻ muốn phát triển một cách toàn diện cần được ưu tiên phát triển tốt về mặt thể chất.
Có sự thay đổi lớn về thói quen ăn uống ở những đứa bé 2 tuổi: ở độ tuổi này, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại sữa 1% chất béo hoặc sữa tách béo thay cho sữa nguyên chất như trước đây. Các sản phẩm khác được làm từ sữa ít béo như sữa chua, phô mai nên được bổ sung. Bác sĩ khuyến nghị những đứa trẻ 2 tuổi nên được bổ sung khoảng 700 mg canxi mỗi ngày. Chất béo cần chiếm khoảng dưới 30% tổng số năng lượng trong ngày.
Trẻ trai 2 tuổi cần được tiếp tục cho ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, và bổ sung thêm 2 bữa phụ. Các loại thực phẩm cung cấp cho trẻ cần đa dạng hóa, bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, và chất đạm, chất béo. Một khẩu phần ăn điển hình của các trẻ trai 2 tuổi có thể được tham khảo bao gồm một dĩa mì với thịt viên, rau và trái cây cắt hạt.
Sự đa dạng trong thức ăn là điều quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ trai 2 tuổi nhằm đạt được sự tăng trưởng về cân nặng và chiều cao một cách hợp lý. Trái cây và rau củ là hai nguồn thực phẩm không được bỏ qua. Lúc đầu, trẻ có thể từ chối vì những hương vị không quen thuộc. Nhưng đừng vì vậy mà bỏ cuộc, trái cây và rau củ thường có màu sắc bắt mắt vì vậy bố mẹ có thể sử dụng chúng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và thu hút sự chú ý của trẻ.
Ngoài các mốc phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ 2 tuổi, một số cột mốc khác của việc trưởng thành cũng cần được lưu ý, bao gồm:
Ngoài ra, trẻ hai tuổi cũng là lúc bố mẹ nên bắt đầu tăng cường nỗ lực tập ngồi bô nếu con bạn có dấu hiệu sẵn sàng. Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên bắt đầu xây dựng thói quen ngồi bô cho trẻ có thể bao gồm:
Bố mẹ không nên vội vàng với trẻ nếu trẻ chưa sẵn sàng. Các chuyên gia cho biết việc đào tạo ngồi bô có thể diễn ra suôn sẻ nhất ở những trẻ từ 27 đến 32 tháng tuổi.
Ngoài ra, trẻ 2 tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/chieu-cao-can-nang-be-2-tuoi-a22182.html