Bác sĩ giải đáp thắc mắc thường gặp về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu đang khiến rất nhiều người lo lắng từ sau thông tin ca tử vong tại Nghệ An và các ca lây nhiễm tại Bắc Giang. Nhằm giúp người dân có thêm thông tin khoa học chính thống về bệnh bạch hầu cũng như cách thức phòng bệnh hiệu quả, các bác sĩ đã giải đáp những thắc mắc thường gặp của Khách hàng qua bài viết dưới đây.

bé được tiêm chủng

Bạch hầu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng cấp tính vừa nhiễm độc, lây truyền qua đường hô hấp do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (C.diphtheriae) gây ra. Triệu chứng bạch hầu chủ yếu là viêm họng và xuất hiện lớp màng giả (giả mạc) màu trắng xám. Tùy theo vị trí vi khuẩn tấn công trên cơ thể, giả mạc có thể xuất hiện ở nhiều nơi như amidan, thanh quản, mũi, hầu họng… Thậm chí, giả mạc cũng có ở da, kết mạc mắt, bộ phận sinh dục.

Vi khuẩn bạch hầu lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiếp xúc dịch tiết chứa vi khuẩn từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn không triệu chứng. Vi khuẩn cũng có thể lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, chén dĩa, ly,… chứa dịch tiết trên. Một số bằng chứng chỉ ra mầm bệnh có thể sống trong sữa tươi và nước, lây khi ăn uống.

hình ảnh bệnh bạch hầu
Bạch hầu gây ra giả mạc màu trắng xám, dày, bám vào lớp thượng bì, khó bong tróc.

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, gây ra biến chứng nặng nề về tim mạch, thần kinh và tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp. Đáng lưu ý, bạch hầu có khả năng gây tử vong với tỷ lệ 5-10%, tuy nhiên con số này có thể tăng lên 20% ở trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Đối với bệnh nhân chưa tiêm vắc xin hoặc chưa chủng ngừa đầy đủ, tỷ lệ tử vong có thể tăng lên từ 10-30%, đặc biệt sản phụ có tỷ lệ tử vong lên đến 50%, những sản phụ nhiễm bạch hầu đã hồi phục vẫn có nguy cơ sinh non, sảy thai…

Bạch hầu có nguy cơ bùng phát mạnh như Covid-19 không?

Bạch hầu và Covid-19 đều là những bệnh có tốc độ lây lan nhanh, lây qua đường hô hấp, đều có khả năng bùng phát thành dịch, tuy nhiên bạch hầu có thời gian ủ bệnh ngắn hơn Covid-19.

Hiện nay, bệnh bạch hầu vẫn lưu hành hằng năm, xuất hiện nhiều ca rải rác trên toàn quốc với số ca nhiễm khá ít vì đã có vắc xin phòng bệnh. Khác với Covid-19 ở thời điểm xảy ra chưa có vắc xin ngăn ngừa bệnh, dẫn đến bùng phát thành đại dịch Covid-19.

Như vậy, bạch hầu là bệnh đã có vắc xin sử dụng trong nhiều năm, vắc xin bạch hầu đang có sẵn tại các trung tâm tiêm chủng VNVC, nếu trẻ em và người lớn tuân thủ tiêm chủng đầy đủ vắc xin bạch hầu và tiêm nhắc theo khuyến cáo thì bệnh sẽ được kiểm soát, không thể bùng phát thành dịch như Covid 19.

Vì sao trẻ em và thanh thiếu niên dễ mắc bạch hầu hơn người lớn?

Số ca mắc và tử vong do bệnh bạch hầu thường được ghi nhận nhiều hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên, nguyên nhân là do sức đề kháng ở độ tuổi này chưa hoàn chỉnh nên dễ lây nhiễm mầm bệnh. Đáng lưu ý, lứa tuổi này có khả năng vẫn chưa hoàn thành đầy đủ các liều vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Mặt khác, miễn dịch đối với vắc xin có thành phần bạch hầu trong những năm đầu đời không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ giảm dần theo thời gian, nếu trẻ không được tiêm nhắc lại đầy đủ thì khả năng nhiễm bệnh rất cao.

Trẻ em phải đến trường học mỗi ngày, môi trường học tập khá đông đúc, tạo điều kiện cho vi khuẩn bạch hầu lây lan nhanh chóng. Trong khi đó, vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại ở ngoài môi trường, dễ lây qua đường hô hấp và những vật dụng chứa vi khuẩn, vì vậy trẻ em và thanh niếu niên rất dễ nhiễm bệnh nếu tăng tiếp xúc trong môi trường học tập.

Nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu rải rác ở thanh thiếu niên chưa được tiêm nhắc hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng. Ví dụ tháng 05/2023, bé gái 10 tuổi ở Điện Biên tử vong do bệnh bạch hầu, 56 học sinh cách ly phòng bệnh. Năm 2022, xã Ba Trang (Ba Tơ, Quảng Ngãi), ghi nhận 7 học sinh mắc bạch hầu, 400 người khác phải nghỉ học, cách ly để tránh lây bệnh.

Hơn hết, bệnh bạch hầu thường có các triệu chứng ban đầu là sốt, ho, đau họng,… dễ lầm tưởng với viêm họng, viêm amidan hoặc nấm candida. Vì vậy, phụ huynh khó nhận biết, từ đó vô tình bỏ qua thời gian vàng để chẩn đoán và điều trị sớm, cũng như ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng.

Nhận biết dấu hiệu bệnh bạch hầu, phân biệt bạch hầu với viêm họng, cúm thông thường

Bệnh bạch hầu và các bệnh viêm họng, viêm họng, cảm lạnh, cúm mùa… có triệu chứng không điển hình và dễ nhầm lẫn như sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi,…

Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, sẽ có các biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau. Bệnh bạch hầu có 2 thể bệnh chủ yếu là thể bệnh ở đường hô hấp (chiếm phần lớn) và thể bệnh ngoài đường hô hấp, trong đó thể bệnh đường hô hấp bao gồm:

Thể bạch hầu ngoài đường hô hấp: Có thể gây ra bạch hầu da, bạch hầu mắt hoặc thể bạch hầu xâm lấn các cơ quan khác.

Viêm cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, viêm phổi,…Trong đó, viêm cơ tim là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất, xảy ra ở 10-20% số ca nhiễm bệnh bạch hầu hô hấp, với tỷ lệ tử vong lên đến 80%.

Biến chứng viêm cơ tim do ngoại độc tố bạch hầu tiết ra, gây suy giảm chức năng co bóp cơ ở tim, làm rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tử vong đột ngột do trụy tim. Biến chứng viêm cơ tim thường xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc vài tuần sau khi khỏi bệnh. Một số trường hợp viêm cơ tim có thể biểu hiện sớm hơn với nguy cơ tử vong khá cao. Những bệnh nhân hồi phục sau bệnh, nhất là ở các trường hợp viêm cơ tim nặng, các biến chứng gần như không mất hẳn mà để lại những di chứng về tim lâu dài.

Vắc xin bạch hầu cần tiêm mấy mũi? Tiêm khi nào?

Nước ta hiện nay không có vắc xin đơn phòng bạch hầu, chỉ duy trì vắc xin kết hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu. Đối với tiêm chủng dịch vụ, hiện có 7 loại vắc xin kết hợp phòng bệnh bạch hầu bao gồm: Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp); vắc xin 5in1 Pentaxim (Pháp); vắc xin 4in1 Tetraxim (Pháp); vắc xin 3in1 Adacel (Canada) và vắc xin 3in1 Boostrix (Bỉ); vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Việt Nam).

STT Tên vắc xin Phòng bệnh Nhóm tuổi Lịch tiêm 1 Infanrix Hexa (Bỉ) Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Hib Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi (có thể tiêm sớm từ 6 tuần tuổi) Bao gồm 4 mũi: 2 Hexaxim (Pháp) Bao gồm 4 mũi: 3 Pentaxim (Pháp) Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib Trẻ từ 2 tháng đến tròn 24 tháng tuổi Bao gồm 4 mũi: 4 Tetraxim (Pháp) Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt Trẻ từ 2 tháng đến tròn 13 tuổi Bao gồm 5 mũi: 5 Adacel (Canada) Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người đến 64 tuổi Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đã tiêm đủ lịch cơ bản bạch hầu - ho gà - uốn ván:

Lịch tiêm 1 mũi. Tiêm nhắc 1 mũi mỗi 10 năm hoặc tiêm nhắc theo độ tuổi khuyến cáo

Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn chưa tiêm đủ lịch cơ bản bạch hầu - ho gà - uốn ván:

Lịch tiêm 3 mũi:

Tiêm nhắc một mũi mỗi 10 năm hoặc tiêm nhắc theo độ tuổi khuyến cáo.

6 Boostrix (Bỉ) Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đã tiêm đủ lịch cơ bản bạch hầu - ho gà - uốn ván:

Lịch tiêm 1 mũi. Tiêm nhắc 1 mũi mỗi 10 năm hoặc tiêm nhắc theo độ tuổi khuyến cáo

Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn chưa tiêm đủ lịch cơ bản bạch hầu - ho gà - uốn ván:

Lịch tiêm 3 mũi:

Tiêm nhắc một mũi mỗi 10 năm hoặc tiêm nhắc theo độ tuổi khuyến cáo.

7 Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Việt Nam) Uốn ván - Bạch hầu Trẻ từ 7 tuổi trở lên Trẻ em từ tròn 7 tuổi trở lên đến dưới 10 tuổi, chưa từng tiêm vắc xin có chứa thành phần Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván hoặc chưa rõ tình trạng đã tiêm ngừa hay chưa.

Lịch tiêm gồm 4 mũi như sau:

Sau đó, mỗi 10 năm tiêm 1 mũi nhắc

Trẻ từ 10 tuổi trở lên chưa từng tiêm vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván hoặc không rõ tình trạng tiêm ngừa:

Lịch tiêm gồm 3 mũi như sau:

Sau đó, mỗi 10 năm tiêm 1 mũi nhắc

Trẻ em từ tròn 7 tuổi trở lên đến dưới 10 tuổi đã tiêm đủ 4 mũi cơ bản vắc xin 6in1/5in1 /4in1 (trước 4 tuổi)

Lịch tiêm 1 mũi như sau:

Sau đó, mỗi 10 năm tiêm 1 mũi nhắc

Người từ 10 tuổi trở lên đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin 6in1/5in1/4in1 (trước 10 tuổi):

Sau đó, mỗi 10 năm tiêm 1 mũi nhắc

(**) Quý khách có thể đặt mua vắc xin phòng bạch hầu TẠI ĐÂY

Vì sao không có vắc xin bạch hầu đơn lẻ?

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin bạch hầu không có đơn lẻ vì xu thế phát triển của vắc xin, những loại vắc xin có thể phối hợp với nhau sẽ được sản xuất trong cùng 1 mũi tiêm, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo quản và vận chuyển. Các thành phần kháng nguyên trong mỗi loại vắc xin phối hợp phải tuân theo quy định tương đồng về lịch tiêm ngừa, đảm bảo tính sinh miễn dịch phải tương đương với vắc xin đơn lẻ.

Vắc xin kết hợp sẽ giúp trẻ giảm số lần tiêm, đỡ tốn kém chi phí, giảm thời gian di chuyển và hạn chế đau nhức, sốt cho trẻ. Vắc xin 6 trong 1 giúp giảm số mũi tiêm từ 9 xuống còn 3 mũi so với việc tiêm vắc xin đơn lẻ cho trẻ.

Đã tiêm vắc xin bạch hầu từ nhỏ, có phải tiêm nhắc lại?

Miễn dịch từ vắc xin bạch hầu không bền vững theo thời gian, trẻ sau khi đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin có thành phần bạch hầu trong 2 năm đầu đời, sẽ tiếp tục tiêm nhắc mũi thứ 5 vào giai đoạn 4 - 6 tuổi. Phụ huynh có thể chọn vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp để tiêm nhắc cho trẻ trong giai đoạn này. Mũi thứ 6 được tiêm nhắc vào giai đoạn 9 - 15 tuổi với vắc xin 3 trong 1 phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, phụ huynh có thể lựa chọn giữa vắc xin Adacel và Boostrix để tiêm cho trẻ.

Các chuyên gia nhận định: “Với vắc xin phòng bệnh bạch hầu, kháng thể trong máu sẽ giảm dần theo thời gian vì thế người lớn nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm”. Do đó, sau khi hoàn thành lịch tiêm vào giai đoạn 9 - 15 tuổi, cứ mỗi 10 năm cần tiêm nhắc vắc xin phòng 3 loại Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván để củng cố “trí nhớ miễn dịch” cho cơ thể.

Người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu?

Quan niệm chỉ trẻ em mới cần tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, người lớn không cần tiêm là không đúng, vì mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm bạch hầu. Các bác sĩ cho biết: “Người trưởng thành có bệnh nền về phổi, thận và tim mạch, người có sức khỏe yếu, người cao tuổi,… khi nhiễm bệnh bạch hầu sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn”.

Người lớn chưa từng chủng ngừa bạch hầu hoặc không nhớ lịch sử tiêm chủng, có thể tiêm vắc xin 3 trong 1 phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (vắc xin Adacel hoặc Boostrix), với lịch tiêm 3 mũi cơ bản trong 7 tháng và tiêm nhắc mỗi 10 năm một lần. Với người đã hoàn thành lịch tiêm cơ bản, chỉ cần tiêm 1 mũi và nhắc lại mỗi 10 năm.

tiêm vắc xin cho người lớn
Người lớn chưa từng tiêm ngừa bạch hầu hoặc không nhớ lịch sử tiêm chủng có thể tiêm vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh bạch hầu.

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú tiêm vắc xin bạch hầu được không?

Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng ngừa 3 bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (vắc xin Adacel hoặc Boostrix). Hiện chưa có thông tin nào ghi nhận vắc xin có chứa thành phần bạch hầu sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ mang thai cần tiêm vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, tốt nhất trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc tam cá nguyệt thứ 3 để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, đồng thời cung cấp lượng kháng thể thụ động cho thai nhi trước khi chào đời.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, có thể tiêm vắc xin chứa thành phần bạch hầu vào bất kỳ thời điểm nào, vắc xin bạch hầu được chứng minh không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ hoặc sức khỏe em bé.

tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cần tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Tiêm vắc xin bạch hầu rồi có nguy cơ mắc bệnh không? Bệnh bạch hầu có tái nhiễm không?

Nếu tiêm vắc xin bạch hầu không đủ liều và không tiêm nhắc lại theo đúng khuyến cáo vẫn có thể mắc bệnh, do cơ thể không duy trì đủ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Mặc dù vắc xin bạch hầu có hiệu quả phòng ngừa đến 97-99% nhưng không phải là tuyệt đối, vắc xin sẽ suy giảm theo thời gian và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, khả năng nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin vẫn có thể xảy ra.

Các bác sĩ cho biết, các trường hợp không may tiêm phòng rồi nhưng vẫn nhiễm bệnh bạch hầu, vắc xin sẽ làm thuyên giảm triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng.

Đối với những người từng mắc bệnh bạch hầu, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch lâu dài đối với vi khuẩn bạch hầu, tuy nhiên vẫn có khả năng tái nhiễm nhưng tỷ lệ không cao, chỉ khoảng 2 - 5%, do miễn dịch giảm dần theo thời gian.

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng. Không chỉ trẻ nhỏ mà cả trẻ lớn, người trường thành, phụ nữ mang thai và cho con bú đều cần phải chủ động tiêm bù, tiêm vét để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tiêm đúng lịch, đủ liều, kể cả mũi tiêm nhắc để có mang lại hiệu quả phòng ngừa toàn diện. Ngoài ra, người dân cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa khác như thường xuyên rửa tay, che mặt khi ho, vệ sinh sạch sẽ không gian sống, khu vực sinh hoạt, ăn chín uống sôi,… nếu có biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn nguy cơ mầm bệnh lây lan trong cộng đồng.

Hiện nay, VNVC với hàng trăm trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc có đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em và người lớn. VNVC cam kết cung cấp vắc xin chính hãng, chất lượng, an toàn, được bảo quản trong kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP ở nhiệt độ tiêu chuẩn 2 - 8 độ C. 100% bác sĩ và điều dưỡng viên đều có chứng nhận an toàn tiêm chủng, dày dặn kinh nghiệm, Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện tiêm chủng tại VNVC.

Đăng ký tiêm vắc xin phòng bạch hầu ngay tại đây!

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin bạch hầu tại VNVC, quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC thông qua hotline 028.7102.6595 hoặc inbox qua fanpage facebook VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn hoặc đến ngay các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được nhân viên chăm sóc Khách hàng hướng dẫn chi tiết, được bác sĩ thăm khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe miễn phí và chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Tra cứu Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất TẠI ĐÂY.

Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/tuoi-ky-mui-nu-mang-nam-2017-a21893.html