Tê bàn tay: Nguyên nhân, cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Tê bàn tay là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, thường xảy ra sau khi làm việc quá sức hoặc ngồi và ngủ quá lâu ở một tư thế. Thông thường, tình trạng trên có thể tự khỏi nếu có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, nếu bạn bị tê bàn tay thường xuyên và kéo dài không rõ nguyên nhân thì có thể đây là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Triệu chứng và cách khắc phục thế nào? Cùng tìm kiếm lời giải đáp trong bài viết sau.

1. Tê bàn tay là gì? Dấu hiệu nhận biết

Tê bàn tay xảy ra là do các rễ thần kinh đang bị tác động, chèn ép lên hoặc đang bị chèn ép. Tình trạng này dẫn đến tê hoặc châm chích ở các đầu ngón tay, cảm giác giống như bị kiến bò, sau đó lan dần cả bàn tay, thậm chí là cánh tay.

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp tình trạng này và các dấu hiệu hết khi nghỉ ngơi, thư giãn thì điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi bản thân bị tê bàn tay thường xuyên bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý đáng quan tâm.

tê bàn tay

Tê bàn tay là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

2. Nguyên nhân gây tê tay

Nắm rõ các nguyên nhân tê bàn tay dưới đây giúp bạn “hiểu rõ” về cơ thể của mình, từ đó tìm được cách xử trí phù hợp với tình trạng của mình.

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Nếu bạn gặp tình trạng tê bàn tay thường xuyên, dù nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh nhưng không thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp các vấn đề bệnh lý sau:

2.2. Các nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tình trạng tê tay còn có thể do một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

tê bàn tay là bệnh gì

Tê tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý cơ - xương - khớp, thiếu chất, chấn thương,…

>> Xem ngay:

3. Tê bàn tay có nguy hiểm không?

Tê bàn tay do các nguyên nhân sinh lý như giảm canxi máu, thường xuyên áp lực hoặc căng thẳng,… thì có thể tự khỏi. Còn đối với nguyên nhân tê bàn tay do bệnh lý thì người bệnh cần được điều trị sớm, bởi nếu kéo dài có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bạn có dấu hiệu tê bàn tay kéo dài, kèm theo đó là đau đầu, buồn nôn, khó thở, nói lắp, mệt mỏi thì nên gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Bởi bệnh nhân có thể đang gặp bệnh lý nghiêm trọng và cần được điều trị bệnh dứt điểm thì mới giảm được tình trạng tê bàn tay.

4. Tê bàn tay phải làm sao? Cách chữa tê tay hiệu quả

Tùy theo từng nguyên nhân gây nên tình trạng tê tay mà người bệnh có thể áp dụng các cách chữa phù hợp dưới đây:

4.1. Mẹo chữa tê bàn tay tại nhà

Dưới đây là các biện pháp cải thiện và giảm tình trạng tê bàn tay ngay tại nhà, phù hợp với các nguyên nhân do sinh lý như:

4.2. Sử dụng thuốc

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc giúp điều trị triệu chứng tê bàn tay như thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid, paracetamol phối hợp, vitamin nhóm B, thuốc giãn mạch ngoại vi. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp lâu dài, bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, lưu ý rằng bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

4.3. Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

Nếu tê bàn tay là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp,… thì bạn có thể cân nhắc đến phương pháp điều trị bảo tồn. Trong đó, cách chữa tê bàn tay bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng đang được nhiều người quan tâm.

Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) hiểu đơn giản là nắn chỉnh cột sống. Theo đó các bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng giúp khôi phục cấu trúc sai lệch của hệ xương khớp và hệ thần kinh về đúng vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép dây thần kinh, qua đó giảm thiểu cơn đau, tê bì, châm chích một cách tự nhiên. Song song với đó, các bác sĩ sẽ kết hợp việc điều trị bảo tồn cho bệnh nhân với phương pháp Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng giúp hồi phục khả năng hoạt động của các bộ phận và cơ quan bị tổn thương do các bệnh xương khớp.

Với hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ - xương - khớp, phòng khám ACC đã giúp nhiều bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường mà không cần phẫu thuật với liệu pháp điều trị Chiropractic kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, nổi bật với phác đồ điều trị cá nhân hóa cho từng người bệnh. Hơn hết, các bác sĩ thuộc chuyên khoa Thần kinh cột sống tại đây còn có thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng và chuẩn xác khi thực hiện phương pháp Chiropractic giúp bệnh nhân không phải trải qua quá trình đau đớn quá nhiều khi điều trị.

Liệu trình điều trị các bệnh liên quan đến cơ - xương - khớp tại ACC còn được kết hợp với liệu trình Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng giúp đẩy nhanh tiến trình điều trị bệnh, từ đó giúp người bệnh giảm triệu chứng tê bàn tay hiệu quả. Một số thiết bị hiện đại, hỗ trợ người bệnh thực hiện Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng tại ACC có thể kể đến như tia laser cường độ cao thế hệ IV, công nghệ sóng xung kích Shockwave, kéo giãn cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000,…

bị tê bàn tay

Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp Chiropractic kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng trong điều trị bệnh lý xương khớp.

Đặt lịch hẹn khám và tư vấn tại phòng khám ACC nhanh chóng TẠI ĐÂY giúp bạn giải quyết tê tay tốt nhất.

4.4. Các cách điều trị khác

Một số phương pháp điều trị khác người bệnh có thể áp dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như tê bàn tay do biến chứng bệnh tiểu đường nên kiểm soát đường huyết tốt, dùng thuốc ổn định đường huyết, ăn kiêng; người rối loạn chuyển hóa Lipid nên kiểm soát Lipid trong máu ở mức an toàn;…

5. Làm thế nào để ngăn ngừa tê bàn tay?

Để ngăn ngừa tình trạng tê bàn tay xảy ra, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp sau:

6. Câu hỏi thường gặp

Sau khi tìm hiểu rõ về các thông tin cơ bản của tình trạng tê bàn tay ở trên thì bạn đừng bỏ qua một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này như:

6.1. Ai thường bị tê bàn tay?

Những đối tượng dễ gặp tình trạng tê bàn tay thường là các nhân viên văn phòng thường xuyên đánh máy, người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, bị tiểu đường,…

cách hết tê bàn tay

Dân văn phòng là đối tượng thường dễ mắc chứng tê bàn tay bởi phải ngồi làm việc ở một tư thế trong thời gian dài.

6.2. Có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa tê bàn tay không?

Một số bài thuốc dân gian chữa tê bàn tay như dùng lá lốt, lá ngải cứu, thổ phục linh, gừng,… Tuy nhiên đây chỉ là cách chữa trị truyền miệng, chưa có kiểm chứng về sự hiệu quả và an toàn với người bệnh, do đó bạn nên cẩn thận và tìm hiểu kỹ lưỡng khi áp dụng.

>> Xem ngay: Cách cải thiện bệnh xương khớp tự nhiên không dùng thuốc

6.3. Tê bàn tay khi ngủ do đâu?

Tê bàn tay khi ngủ có thể là do bạn nằm sai tư thế hay nằm quá lâu ở một tư thế, hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như tiểu đường, hội chứng ống cổ tay, tim mạch,… Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời,

Mong rằng các thông tin của bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về tình trạng tê bàn tay, nguyên nhân cũng như các biện pháp điều trị hiệu quả phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác về kiến thức cơ - xương - khớp tại trang tin sức khỏe của ACC nhé!

Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/xem-ban-tay-a21768.html