Nguyên tắc xem tướng người
- Phải quan sát khuôn mặt một cách tổng quát để có ý niệm về sự cân xứng chung về hình thể rồi mới đi vào chi tiết quan sát từng nét tướng của từng bộ vị trên khuôn mặt
1. Tam Đình
2. Ngũ Nhạc
3. Lục Phủ
4. Tứ Đậu
5. Ngũ Quan
* Khi chúng ta quan sát Tam Đình, Ngũ Nhạc, Lục Phủ sẽ cho chúng ta biết một cách khái quát sự phối trí của khuôn mặt có cân xứng, thích đáng hay không
* Còn quan sát Tứ Đậu, Ngũ Quan sẽ cho chúng ta biết từng nét tướng lồng trong khung cảnh chung của khuôn mặt.
* Muốn biết từng biến cố xẩy ra trong cuộc đời của một con người liên quan đến các lĩnh vực như “Tật bệnh, Tài lộc, Vợ chồng, Con cái …” ta dự vào quan sát từng bộ vị riêng biệt được khoa Nhân tướng học thể hiện qua các cung được chia ra trên khuôn mặt.
- Tam Đình được chia làm 3 phần gồm có “Thượng Đình, Trung Đình và Hạ Đình”
* Thượng Đình: Có vị trí từ chân tóc đến khoảng giữa hai đầu lông mày và vị trí quan trọng nhất của Thượng Đình là “Trán”. Trán càng cao càng rộng và tươi đẹp là quý tướng, nó có ý nói lên rằng sơ vận rất suôn sẽ.
- Nếu Thượng Đình nhọn hẹp hoặc khuyết hãm thì hay bị tai họa, khắc cha mẹ hoặc tính nết ti tiện.
* Trung Đình: Có vị trí từ khoảng giữa hai lông mày đến dưới 2 cánh Mũi. Bộ vị quan trọng nhất của Trung Đình là Mũi, Mắt, Lưỡng Quyền, Hai Tai và 2 Lông Mày. Nhưng bộ phận quan trọng nhất phải nói là Mũi. Mũi càng rộng, càng dài và cân xứng với khuôn mặt là tốt, nên Mũi cần phải ngay thẳng và tròn trịa, đều đặn và cân xứng, thì trung vận gặp nhiều hanh thông và may mắn trên con đường công danh sự nghiệp. Sống thọ
- Trung Đình mà ngắn hoặc bị lệch, hãm thường là kẻ bất nhân bất nghĩa, kiến thức nông cạn hẹp hòi.
* Hạ Đình: Là phần còn lại của khuôn mặt nó có vị trí từ dưới hai cánh Mũi đến Cằm. Bộ vị quan trọng nhất là Cằm. Cằm cần đầy đặn vuông vức mới tốt. Những người này chủ về hậu vận sung túc.
- Hạ Đình dài hẹp hoặc nhọn hay thiếu bề dày thì điền trạch khiếm khuyết, tuổi già cực khổ.
Kết luận: Nếu người nào có Tam Đình cân xứng thì có thể nói tướng mạo của kẻ thượng đẳng, cả đời không phải lo đến cơm áo gạo tiền.
Trán tượng trưng cho dãy núi phía nam nên gọi là “Nam Nhạc”;
Cằm tượng trưng cho dãy núi phía bắc gọi là “Bắc Nhạc”
Quyền trái tượng trưng cho dãy núi phía Đông nên gọi là “Đông Nhạc”
Quyền phải tượng trưng cho dãy núi phía Tây nên gọi là “Tây Nhạc”
Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên gọi là “Trung Nhạc”
* Về phương diện tướng học, thì Ngũ Nhạc tối kỵ ba khuyết điểm sau:
- Trung Nhạc bị khuyết, hãm, quá thấp, hay quá nhỏ so với các nhạc khác gọi là “Quân sơn vô chủ”.
- Trung Nhạc mà tốt nhưng Trán, Cằm, Lưỡng Quyền khuyết hãm thì cũng kém gọi là “Cô phong vô viện”.
- Có một hay nhiều ngọn núi chung quanh bị lệch hay khuyết, khiến cho bố cục của ngũ nhạc bị đổ vỡ gọi là “Hữu viện bất tiếp”.
Nếu người nào bị phạm phải 3 khuyết điểm nói trên thì gọi là “long mạch” không phát mà còn có thể trở thành xấu. Còn cả 5 nhạc triều củng thì gọi là Ngũ Nhạc đắc cách.
Mũi gọi là “Tế Đậu”
Mắt gọi là “Hoài Đậu”
Miệng gọi là “Hà Đậu”
Tai gọi là “Giang Đậu”
* Các điều kiện tốt của “Tứ Đậu”
- Miệng phải vuông vức, môi rõ ràng, lớn rộng. Nếu như Miệng quá hẹp, Môi qua mỏng, ví như dòng sông bị nông cạn, nước không thông và chẩy ra biển cho nên vãn niên phúc thọ hư ảo.
- Tai cần rộng và sâu, hình thể chắc chắn, đầy đặn, chủ về thông minh gia nghiệp ổn định.
- Mắt cần phải sâu dài, ánh Mắt trong sáng, lòng đen trắng phân minh, đồng tử linh động, chủ về thông minh quý hiển.
- Mũi thông suốt, tức lỗ mũi phải kín đáo, đầu mũi phải đầy, sống mũi phải thẳng, không cong, không lồi lõm, hai cánh mũi phải đầy, nở và cân xứng thì cuộc đời sung túc không lo đói rách.
Chú ý: Nhân Trung (Phần lõm sau chạy dài phía dưới chõm Mũi tới chính giữa Môi trên), được coi là mạch chính của Tứ Đậu, Nếu Tứ Đậu đều tốt đẹp và rõ ràng mà Nhân Trung hẹp mờ, khuất, bị vạch ngang làm cho mất hẳng mỹ quan hoặc trên rộng dưới hẹp, trên sâu dưới nông, đều có tác dụng làm tắc nghẽn Tứ Đậu khiến dòng nước không được lưu thông dễ dàng. Cái đẹp của Tứ Đậu vì thế mà bị giảm thiểu, Cho nên Nhân Trung phải sâu, trên vừa phải, dưới rộng rõ ràng, dài
* Là để chỉ 3 cặp xương ở hai bên mặt
- Khu vực 1 cặp xương trán thuộc khu vực Thượng Đình gọi là “Thiên Thương thượng phủ”
- Khu vực 2 cặp xương Lưỡng Quyền thuộc khu vực Trung Đình gọi là “Quyền cốt trung phủ”
- Khu vực 3 cặp xương bên mang tai thuộc khu vực Hạ Đình tiếp giáp với Lưỡng Quyền và xuống phía dưới gọi là “Tai cốt hạ phủ”
* Phủ chính là cái kho chứa tiền bạc của cải, nên Lục Phủ cho ta biết một cách khái quát về tài vận. Sáu bộ phận đó có xương và thịt cân xứng, đầy đặn thì cũng giống như là kho chứa tài sản.
- Khi quan sát Lục Phủ, phải lấy xương làm điểm chủ yếu, xương mà nẩy nở đúng cách, mạnh mẽ cân xứng là tốt, khuyết ham là xấu.
- Ngươi có Lục Phủ hoàn mỹ là người có khuôn mặt tạo thành một thể nhất quán, tức là xương thì chắc chắn vừa phải, thịt không lấn lướt xương, xương không quá nhiều đối với thịt, khí sắc sáng sủa tươi mát.
* Lục Phủ cũng cho ta biết thời gian thụ hưởng của một người như sau:
- Thiên thương thượng phủ sung mãn tươi tắn tượng trưng cho kẻ được hưởng của cải của tiền nhân để lại, hoặc được cha mẹ hoặc người khác chu cấp.
- Quyền cốt trung phủ hoàn mỹ, điển hình cho mạng vận cá nhân lúc trung niên, tự mình sáng lập sự nghiệp gia sản.
- Tai cốt hạ phủ sung mãn tươi tắn báo trước lúc già sinh kế và gia tài phát triển khả quan.
Chú ý: Nếu Lục Phủ khuyết hãm, hắc ám thì phải đoán ngược lại.
Ngũ quan là 5 bộ phận trọng yếu trên khuôn mặt:
- Hai cặp Lông Mày gọi là Bảo thọ quan
- Hai cặp Mắt gọi là Giám sát quang
- Hai cặp Tai gọi là Thám thính quan
- Mũi gọi là Thẩm biện quan
- Miệng gọi là Xuất nạp quan
Khi quan sát Ngũ Quan cần phải xem có “Thanh khiết, Sáng sủa, Có thanh khí, Trang nhã” không. Có “Ngay thẳng, Cân xứng và lớn nhỏ phù hợp không”. Hình thể phải rõ ràng “Chỗ nào cần đầy thì phải đầy, cần mỏng thì phải mỏng, đen trắng phân minh”
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt thành ủng hộ và đóng góp những kiến thức quý báu để đem lại những điều bổ ích tới tất cả mọi người.
Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/ha-dinh-la-gi-a20990.html