Thiên can, địa chi hay can chi ngũ hành là một trong những vấn đề về phong thủy không thể bỏ qua. Mỗi người theo phong thủy đều có can chi của riêng mình và phản ánh lên số mệnh. Do đó, việc xem can chi là rất cần thiết giúp các bạn có thể điều tiết, kế hoạch cho cuộc sống phù hợp và mang lại nhiều may mắn.
Dưới đây, là một số khái niệm, kiến thức cơ bản về phong thủy Thiên Can Địa Chi Ngũ Hành và các mối quan hệ tương hợp, tương xung hữu ích giữa thiên can, địa chi, ngũ hành trong phong thủy. Mời các bạn tham khảo.
1. Khái niệm Can chi Ngũ hành
Can chi bao gồm Thiên can và Địa chi bao gồm 60 khí trường không gian hình thành khi trái đất quay xung quanh mặt trời, địa cầu đối xứng với vũ trụ. Trong đó: người ta lấy Giáp Ất để ghi nhớ ngày (gọi là Can) và lấy Tý sửu đển ghi tháng (gọi là Chi).
Hệ can chi dùng để gọi tên ngày, tháng năm và cứ 60 sẽ lặp lại 1 lần được gọi là một Hội.
Can chi Ngũ hành: thể hiện mối quan hệ giữa can chi và ngũ hành tức là sự thay đổi nhiệt độ của 12 không gian của địa cầu (Địa chi) dưới 5 loại nhân tốt của vũ trụ là ngũ hành (Ngũ hành).
Quan hệ Thiên can Địa chi và Ngũ hành
2. Quan hệ Thiên can Địa chi và Ngũ hành
Thiên can địa chi là 2 khái niệm nhưng thường đi kèm với nhau, ảnh hưởng tới nhau. Đồng thời, theo phong thủy thì thiên can và địa chi cũng có những mối quan hệ với nhau.
2.1. Thiên can
Thiên can được xác định hình thành dựa vào năm hành phối hợp âm dương. Hệ can: Gồm 10 yếu tố theo tứ tự từ 1 - 10: Giáp(1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4); Mậu (5); Kỷ (6); Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quí (10). Trong đó, số lẻ là dương can gồm (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) và số chẵn là âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý)
Đồng thời, ngày lẻ là dương can thiên về đối ngoài và ngày chắn được xem là âm can thiên về đối nội.
Có thể tính thiên can của mỗi người dựa vào số cuối của năm sinh cụ thể các thiên can tương ứng với số cuối của năm sinh là: Canh (0), Tân (1), Nhâm (2), Quý (2), Giáp (4), Ất (5), Bính (6), Đinh (7), Mậu (8), Kỷ (9).
- Các cặp Thiên can hợp nhau: Ất - Canh; Bính - Tân; Đinh - Nhâm; Mậu - Quý; Kỷ - Giáp.
- Các hình phạt của các Thiên can: Canh hình Giáp; Tân - Ất; Nhâm - Bính; Quý - Đinh; Giáp - Mậu; Ất - Kỷ; Bính - Canh; Đinh - Tân; Mậu - Nhâm; Kỷ - Quý;
2.2. Địa chi
Địa chi chính là tính dựa vào tuổi của mỗi người tức 12 con giáp và mỗi con giáp ứng với 1 con số): Tý (1), Sửu (2), Dần (3), Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12).
Những địa chi có số thứ tự là số lẻ được xem và dương chi và dương chi chỉ kết hợp với dương can. Tương tự, Địa chi số chẵn là âm chi và chỉ kết hợp với âm can.
- 06 cặp địa chi nhị hợp: Sửu - Tý; Dần - Hợi; Tuất - Mão; Dậu - Thìn; Tị - Thân; Ngọ - Mùi.
- 04 cặp địa chi tam hợp: Thân - Tý -Thìn; Dần - Ngọ - Thân; Hợi - Mão - Mùi; Tị - Dậu - Sửu
- 06 cặp địa chi xung đối và tạo thành 3 bộ tứ hành xung gồm:
Bộ 1: Dần - Thân, Tỵ - Hợi;
Bộ 2: Thìn - Tuất, Sửu - Mùi;
Bộ 3: Tý - Ngọ, Mão - Dậu
- 06 cặp địa chi tương hại: Dậu - Tuất; Thân - Hợi; Mùi - Tý; Ngọ - Sửu; Tị - Hợi; Mão - Thìn.
Quan hệ Thiên can Địa chi Ngũ hành
3. Quan hệ Can chi ngũ hành
* Theo nguy luật Âm Dương thì Thiên can có các thuộc tính âm và dương trong đó có 5 can dương và 5 can âm.
* Theo quy luật của Ngũ hành thì thiên can có các thuộc tính sau:
Trên đây làm một số kiến thức cơ bản về xem thiên can địa chi, can chi ngũ hành và các mối quan hệ của chúng giúp các bạn có thể tính tuổi, mệnh từ tuổi dương sang tuổi âm (can chi) và từ can chi sang mệnh.
Can chi ngũ hànhcó ứng dụng trong việc xác định tuổi âm, tính mệnh, xác định tuổi hợp trong tình duyên, hôn nhân và làm ăn, chọn màu, chọn hướng phù hợp với tuổi, mệnh. Qua đó, giúp các bạn có được những tính toán, kết hợp mang lại may mắn trong cuộc sống.
Tổng hợp bởi xemtuvi.mobi
Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/cac-cap-thien-can-hop-nhau-a1958.html