Can Chi Là Gì? Tìm Hiểu Về 10 Thiên Can Và 12 Địa Chi

Can Chi không phải là thuật ngữ quá xa lạ trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và áp dụng đúng vào thực tế. Trong bài viết này, hãy cùng Phong thủy Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn về Can Chi và cách tính nhé.

Can chi là gì?

1 can chi la gi

Trong văn hóa của người Á Đông, Can Chi là những đơn vị khá quen thuộc dùng để tính trong hệ thống lịch pháp và những ngành học thuật có liên quan.

Khái niệm

Can chi là cách gọi ngắn gọi của Thiên Can và Địa Chi.

Trong đó, Thập Thiên Can (10 Thiên Can) bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Còn Thập Nhị Địa Chi (12 Địa Chi) bao gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Mối quan hệ giữa 10 Thiên Can

- Giáp hợp với Kỷ nhưng khắc Canh. - Ất hợp với Canh nhưng khắc Tân. - Bính hợp với Tân và khắc Nhâm. - Đinh hợp với Nhâm nhưng khắc Quý. - Mậu hợp với Quý nhưng khắc Giáp. - Kỷ hợp với Giáp, khắc Ất. - Canh hợp với Ất những khắc Bính. - Tân hợp Bính nhưng khắc Đinh. - Nhâm hợp với Đinh nhưng khắc Mậu. - Quý hợp Mậu nhưng khắc Kỷ.

Mối quan hệ giữa 12 Địa Chi

- Quan hệ Tam Hợp (tốt): Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Tị - Sửu - Dậu, Hợi - Mão - Mùi - Quan hệ Lục Hợp (nhị hợp - tốt): Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi. - Quan hệ Tứ hành xung (xấu): Tý - Ngọ - Mão - Dậu, Dần - Thân - Tị - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi. - Quan hệ Tương hại (xấu) gồm: Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tỵ, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.

Quy tắc kết hợp Can và Chi

2 quy tac ket hop can va chi

Nguyên tắc ở đây là Can dương và Chi dương sẽ kết hợp với nhau, còn Can âm và Chi âm sẽ đi với nhau. Như vậy, sẽ có 5 Can dương và 6 Chi dương kết hợp tạo thành 30 Can Chi dương. Và 5 Can âm kết hợp với 6 Chi âm thành 30 Can Chi âm. Tổng cộng có 60 Can Chi nên được gọi là Lục thập hoa giác. Dựa vào đây, người ta sẽ dự đoán được khí số, vận mệnh của từng người.

Cách tính Can Chi ngũ hành theo năm sinh

3 cach tinh can chi ngu hanh theo nam sinh

Công thức để tính nhẩm mệnh Ngũ hành theo năm sinh như sau:

Mệnh Ngũ hành = Can + Chi, trong đó, giá trị của Can được quy đổi tương ứng như sau: - Giáp - Ất: 1 - Bính - Đinh: 2 - Mậu - Kỷ: 3 - Canh - Tân: 4 - Nhâm - Quý: 5 Còn giá trị của 12 chi lần lượt là: - Tý, Sửu, Ngọ, Mùi: 0 - Dần, Mão, Thân, Dậu: 1 - Thìn, Tị, Tuất, Hợi: 2

Sau khi cộng giá trị của Can và Chi, nếu kết quả lớn hơn 5, ta trừ đi 5 để ra mệnh.

Giá trị các mệnh cụ thể: Kim là 1, Thủy là 2, Hỏa là 3, Thổ là 4 và Mộc là 5

Ví dụ, một người năm sinh 1997, có Can Chi là Đinh Sửu. Số của Can là 2 (ứng với Đinh), số của Chi là 0 (ứng với Sửu). Cộng lại ta sẽ có kết quả là 2 và ứng với mệnh Thủy. Nên những người sinh năm 1997 sẽ có mệnh Thủy.

Ứng dụng của Thiên Can và Địa Chi

4 ung dung cua thien can va dia chi

Thiên Can Địa Chi được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Trong đó, phổ biến nhất là ứng dụng dự đoán vận mệnh, số mệnh từng người. Cũng như xem ngày, giờ, tháng âm lịch hàng năm.

Dự đoán đoán vận mệnh

Dựa vào ngày sinh do Can ngày và Chi ngày hợp thành, có thể dùng làm tiêu chí dự đoán tính cách của một người. - Giáp (Mộc) thuộc Dương: tính cương trực, kỷ luật cao. - Ất (Mộc) thuộc Âm: tính cách cẩn thận và cố chấp. - Bính (Hỏa) thuộc Dương: tính cách nhiệt tình, hào phóng nhưng nông nổi, hiếu thắng. - Đinh (Hỏa) thuộc Âm: tính cách trầm tĩnh bề ngoài, sôi nổi bên trong. - Mậu (Thổ) thuộc Dương: là người giỏi xã giao, ưa hình thức nhưng thiếu chính kiến. - Kỷ (Thổ) thuộc Âm: người có tính cẩn thận, tỉ mỉ nhưng không rộng lượng. - Canh (Kim) thuộc Dương: là người tài hoa, giỏi tính toan trước sau. - Tân (Kim) thuộc Âm: tính cách kiên trì nhưng cũng ngoan cố. - Nhâm (Thủy) thuộc Dương: tính cách khoan dung nhưng cũng ỷ lại, chậm chạp. - Quý (Thủy) thuộc Âm: là người chính trực, không lùi bước.

can chi
Ý nghĩa của Can Chi

Xác định tháng âm

12 Địa Chi được tính tương ứng với 12 tháng âm lịch trong 1 năm. Cụ thể là - Tháng 1 là tháng Dần - Tháng 2 là Mão - Tháng 3 là Thìn - Tháng 4 là Tỵ - Tháng 5 là Ngọ - Tháng 6 là Mùi - Tháng 7 là Thân - Tháng 8 là Dậu - Tháng 9 là Tuất - Tháng 10 là Hợi - Tháng 11 là Tý - Tháng 12 là Sửu

Xác định ngày giờ

Thời xưa, người ta thường tính giờ dựa vào 12 cung Địa Chi, dựa vào tập tính sinh hoạt của 12 con vật trong từng khoảng thời gian trong ngày.

5 xac dinh ngay gio

- Giờ Tý (23h-1h): Thời gian chuột kiếm ăn - Giờ Sửu (1h-3h): Thời gian trâu bò nhai lại thức ăn - Giờ Dần (3h-5h): Thời gian hổ trở về hang sau khi đi săn mồi - Giờ Mão (5h-7h): Thời điểm mèo nghỉ ngơi sau khi bắt chuột - Giờ Thìn (7h-9h): Rồng là hình ảnh biểu tượng cho con người, đây là khoảng thời gian con người làm việc năng suất nhất - Giờ Tỵ (9h-11h): Thời gian rắn ẩn mình trong hang - Giờ Ngọ (11h-1h): Thời gian ngựa phải vận chuyển hàng hóa - Giờ Mùi (13h-15h): Giờ dê ăn cỏ - Giờ Thân (15h-17h): Thời gian khỉ về hang sau khi kiếm ăn - Giờ Dậu (17h-19h): Thời gian gà lên chuồng - Giờ Tuất (19h-21h): Thời điểm chó nhà sủa nhiều nhất trong ngày - Giờ Hợi (21h-23h): Thời điểm lợn bắt đầu ngủ

Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ hiểu được Thiên Can là gì, Địa Chi là gì, cũng như cách vận dụng Can Chi vào đời sống.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này, vui lòng liên hệ cho chúng tôi tại đây. Xem thêm:

Link nội dung: https://tuvitot.edu.vn/10-canh-a1297.html