Qua bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh trên đây, chắc hẳn bố mẹ đã hình dung được sự tăng trưởng của con yêu ở từng giai đoạn. Hãy lưu ngay bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ để chăm sóc con tốt nhất bố mẹ nhé!
2. Các thông tin chung về chỉ số chiều cao và chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh
Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ thay đổi qua mỗi cột mốc thời gian. Cụ thể, tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ em như sau:
• Trẻ mới sinh: Theo bảng cân nặng và chiều cao chuẩn của trẻ sơ sinh vừa kể trên, cân nặng của bé gái đủ tháng, khỏe mạnh lúc mới sinh trung bình khoảng 3,2kg, bé trai sơ sinh là 3,3kg và chiều cao trung bình của trẻ là khoảng 50cm. Nếu trẻ chỉ nặng dưới 2,4kg (bé gái) và dưới 2,5kg (bé trai) thì thường là do trẻ bị thiếu tháng hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
• 1-3 tháng tuổi: Thang đo cân nặng của trẻ có thể tăng cân từ 1kg- 2kg/ tháng, chiều cao có thể tăng khoảng 3cm/tháng.
• 4-6 tháng tuổi: Mức cân nặng chuẩn của trẻ có thể tăng từ 400-600g/tháng, chiều cao thường tăng 2-2,5cm/tháng. Ví dụ như chiều cao trẻ 4 tháng là 62,1cm với bé gái và cân nặng là 6,4kg; chiều cao bé trai 4 tháng khoảng 61,7cm và cân nặng là 7kg. Đến tháng thứ 5, chiều cao của bé gái và bé trai đều có sự tăng trưởng nổi bật, cụ thể là bé gái có chiều cao khoảng 64 cm (tăng 1,9cm) với cân nặng là 6,9 kg (tăng 0,5kg). Còn với bé trai 5 tháng, chiều cao khoảng 63,7cm (tăng 2cm) và cân nặng là 7,5kg (tăng 0,5kg).
• 7- 12 tháng tuổi: Trong 6 tháng tiếp theo, tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ ít hơn, từ 300-400g/tháng. Còn từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, chiều dài tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh tăng khoảng 2cm/tháng và tăng 1-1,5cm trong 3 tháng tiếp theo.
• 1 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ tập đi, sự tăng trưởng của trẻ sẽ không nhanh như trước đây. Cụ thể bé trai 1 tuổi cao khoảng 73,3cm và nặng 9,6kg; còn cân nặng bé gái 1 tuổi khoảng 8,9kg và chiều cao khoảng 74cm. Đến 06 tháng tiếp theo, chiều cao cân nặng bé trai 18 tháng (1,5 tuổi) là khoảng 79,5 cm và 10,7kg; chiều cao cân nặng bé gái 18 tháng khoảng 80,7cm và 10,2kg. Đến 20 tháng, chiều cao của bé trai là 81,3cm và cân nặng 11,3kg. Còn cân nặng bé gái 20 tháng tuổi là 10,6kg và chiều cao là 82,7cm. Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi các chỉ số tăng trưởng của con với chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh được khuyến nghị để đảm bảo trẻ phát triển tốt.
• 2 tuổi: Chiều cao và cân nặng của trẻ tiếp tục tăng trưởng. Trẻ 2 tuổi sẽ cao thêm khoảng 10cm so với khi 1 tuổi và cân nặng cũng tăng thêm khoảng 2,5kg.
• 3-4 tuổi: Các bé từ 3 đến 4 tuổi được xếp vào độ tuổi đi mẫu giáo. Ở giai đoạn này trẻ không chỉ có sự tăng trưởng về thể chất mà còn học hỏi được nhiều kỹ năng mới. Cụ thể, chiều cao cân nặng của bé 3 tuổi với bé gái là 95,1cm và cân nặng là 13,9kg; bé trai có chiều cao khoảng 92,2cm và cân nặng là 14,3kg. Khi thêm một tuổi mới, chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi với bé gái là 102,7cm và cân nặng là 16,1kg; còn bé trai sẽ có chiều cao khoảng 99cm và nặng khoảng 16,3kg.
• 5-6 tuổi: Bước vào giai đoạn 5 tuổi, khả năng đi đứng, chạy nhảy của trẻ đã vững vàng. Ở độ tuổi này, trẻ có thể cao thêm 6cm và tăng thêm 2kg mỗi năm. Chẳng hạn như chiều cao cân nặng của bé 5 tuổi với bé gái là khoảng 109,4cm và 18,2kg; với bé trai là cao khoảng 105,2cm và cân nặng khoảng 18,3kg. Khi bước qua tuổi mới, chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi có sự tăng trưởng mới, với chiều cao bé gái khoảng 115,1cm và cân nặng khoảng 20,2kg; còn bé trai có chiều cao trung bình khoảng 116cm và nặng 20,5kg.
• Từ 6-8 tuổi: Từ giai đoạn từ 6-8 tuổi, bé yêu của bạn có sự thay đổi về thể chất khá rõ rệt. Trẻ có thể cao thêm 5-7cm chỉ trong 1 năm và cân nặng tăng khoảng 3kg/năm. Ví dụ như chiều cao cân nặng của trẻ 8 tuổi với bé gái là 127,3cm và 25,4kg; tăng 12,2cm về chiều cao và 5,2kg về cân nặng so với giai đoạn 6 tuổi.
• Giai đoạn dậy thì: Bước vào giai đoạn dậy thì, số đo cân nặng và chiều cao chuẩn của bé có sự bứt phá rất nhanh (có thể tăng 8-10kg/năm và 8-10cm/năm). Ở bé gái, quá trình dậy thì thường bắt đầu khi con được 10,5 tuổi; chỉ số chiều cao và cân nặng của bé gái dao động khoảng 137,8cm và 31,2kg. Còn với bé trai, giai đoạn dậy thì muộn hơn, trung bình là 11,5 - 12 tuổi. Chiều cao cân nặng bé trai 11 tuổi dao động khoảng 143,5cm và 35,6kg. Sau giai đoạn này, chiều cao sẽ tăng chậm dần cho đến năm 23 - 25 tuổi thì dừng lại.
Nhìn chung, chiều cao, cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh có thể khác nhau tùy vào bé trai hay bé gái. Tuy nhiên, để biết được trẻ có đang phát triển tốt hay bị chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi… chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần theo dõi sát sao và so sánh bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng với bảng số đo chuẩn.
>> Tham khảo thêm: Tăng cân ở trẻ sơ sinh như thế nào là chuẩn?
3. Hướng dẫn cách tra cứu bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng đơn giản
Từ bảng chiều cao và bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng tiêu chuẩn trên, cha mẹ thực hiện so sánh với số đo của con theo các bước sau:
• Bước 1: Đo chiều cao, cân nặng của con. Thời điểm đo chuẩn nhất là vào sáng sớm.
• Bước 2:Nếu bé nhà bạn là bé gái, hãy tra cứu Bảng chiều cao cân nặng của bé gái. Ngược lại, là bé trai thì dùng Bảng chiều cao cân nặng của bé trai.
• Bước 3: Dò theo độ tuổi của bé, nhìn sang hàng ngang để so sánh các mức chiều cao, cân nặng, từ đó xác định mức độ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của bé.
Ví dụ như:
Về cân nặng: Bé trai 8 tháng tuổi, nặng 8,5kg. Khi so sánh với chỉ số trong bảng cân nặng bé trai sơ sinh thì bé đang ở mức Trung bình (~8,6kg), đồng nghĩa con đang có cân nặng đạt chuẩn.
Trong trường hợp:
• So sánh với chỉ số trong bảng cân nặng của bé trai nếu < Giới hạn dưới (~7kg) thì trẻ đang bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
• So sánh với chỉ số trong bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng nếu > Giới hạn trên (~10,5kg) thì trẻ đang thừa cân, béo phì.
Về chiều cao: Bé gái 24 tháng tuổi, cao 85cm. Khi tra cứu trong bảng chiều cao tiêu chuẩn của bé gái cho thấy chiều cao của trẻ ở mức Trung bình (~86,4cm). Đồng nghĩa là trẻ có chiều cao đạt chuẩn.
Trong trường hợp:
• So sánh với chỉ số trong bảng chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh (bé gái) nếu < Giới hạn dưới (~80cm) thì bé đang thấp còi.
• So sánh với chỉ số trong bảng phát triển chiều cao tiêu chuẩn của bé gái > Giới hạn trên (~92,9cm) thì bé đang quá cao.
4. Chia sẻ cách đo chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn
Ngoài tìm hiểu bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, phụ huynh cũng nên biết cách đo các chỉ số phát triển của con để đảm bảo độ chính xác cao.
4.1. Nguyên tắc đo chiều cao
• Với bé dưới 2 tuổi: Mẹ đặt bé nằm dọc theo thước đo. Giữ đầu bé nhìn thẳng lên trần, 2 tay kéo đầu gối để thẳng chân. Sau đó tiến hành ghi chỉ số chiều cao cả số chẵn và số lẻ.
• Với bé từ 2 tuổi trở lên: Mẹ dựng thước đo thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 nằm sát sàn. Cho bé đứng thẳng theo phương của thước đo, đi chân không, mặt quay ra phía trước. Chú ý áp sát đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân vào tường, hai tay xuôi theo thân mình. Các bé khoảng 2-3 tuổi mẹ có thể đo ở tư thế nằm ngửa sẽ tiện hơn.
4.2. Nguyên tắc đo cân nặng
• Mẹ nên đo vào buổi sáng khi trẻ chưa ăn gì, đồng thời bỏ bớt quần áo, tã trên người bé ra để có chỉ số chính xác nhất.
• Đặt cân điện tử ở nơi bằng phẳng và chỉnh cân về số 0 trước khi cho trẻ lên cân.
• Đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi yên giữa cân, không cử động. Tương tự, mẹ cũng ghi lại các chỉ số cân nặng cả chẵn và lẻ.
Để theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ chính xác, bố mẹ đừng bỏ qua những cách đo lường trên đây nhé!
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ như:
5.1. Di truyền
Trẻ thừa hưởng toàn bộ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Dù vậy, chỉ 23% từ yếu di truyền tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
5.2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao và phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ chậm quá trình phát triển, ảnh hưởng đến mật độ xương, độ chắc khỏe của răng và kích thước các cơ quan, thậm chí quá trình dậy thì và tiền dậy thì sẽ bị trì hoãn.
5.3. Môi trường sống và sự quan tâm của cha mẹ
Môi trường trong lành sẽ hỗ trợ trẻ phát triển tốt, vì vậy cha mẹ nên đảm bảo con được sống trong môi trường trong sạch. Quan trọng hơn, sự quan tâm của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trưởng thành của trẻ. Theo nghiên cứu, sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ sẽ tác động lớn đến sự phát triển về cả tinh thần và thể chất của trẻ.
5.4. Các bệnh lý mạn tính
Bệnh lý mãn tính, khuyết tật hay di chứng phẫu thuật có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo tháng.
5.5. Vận động thể chất
Trẻ lười vận động sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ cơ xương khớp. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vận động thể chất để tăng trưởng chiều cao. Đặc biệt, vận động thể chất giúp trẻ thừa cân giảm cân hiệu quả, tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó hạn chế những bệnh lý nguy hiểm.
5.6. Sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú
Thực tế, ngay từ trong bụng mẹ, các cơ quan của trẻ đã bắt đầu phát triển. Vì thế, trong thời gian mang bầu, mẹ cần đảm bảo có chế độ ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, nên uống thêm sữa bầu, nhất là trong giai đoạn ốm nghén, khiến mẹ ăn uống kém, dễ gây thiếu hụt dưỡng chất.
Sữa Frisomum là thức uống bổ sung dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé. Với công thức chăm sóc kép, sữa bầu Frisomum không chỉ giúp mẹ thoải mái trong suốt hành trình mang thai mà còn cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con sau này.
Sữa Frisomum là thức uống bổ sung dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé
6. Chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh không đạt chuẩn, bố mẹ phải làm thế nào?
Để các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ theo tháng tuổi phát triển ổn định và đạt chuẩn, bố mẹ hãy thử những cách sau:
6.1. Cho trẻ bú sữa đúng cách
Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non thường tiết ra trong 48 - 72 giờ đầu sau sinh có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh về thể chất lẫn trí não. Do đó, mẹ nên cho con bú ngay sau khi sinh, trong vòng khoảng 30 phút đến 1 giờ. Mỗi lần bú, hãy cho bé bú hết 1 bên để tận dụng dòng sữa cuối. Chú ý, trước khi cho bé bú mẹ cần lau sạch bầu vú bằng khăn ướt sạch và nặn bỏ giọt sữa đầu tiên.
6.2. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ
Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của trẻ. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất… Các nhóm chất này có trong các loại rau và trái cây, thực phẩm như thịt, cá, phô mai, các loại hạt…
Ngoài ra, trẻ có thể dùng sữa công thức - đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết giúp con phát triển tốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý chọn sữa phù hợp với độ tuổi, có hệ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.
6.3. Tập cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp nhất để ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã có thể hấp thu thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Để bé làm quen dần, mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm với khẩu phần ăn tăng dần từ ít đến nhiều, loãng đến đặc, ngọt đến mặn; hạn chế nêm nếm gia vị trong thức ăn dặm của bé và không bắt ép trẻ ăn quá mức sẽ khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn.
6.4. Chú ý đến chất lượng giấc ngủ
Trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dễ tác động xấu đến sự phát triển như tăng trưởng chậm hoặc còi cọc. Vì thế, bên cạnh quan tâm đến dinh dưỡng, mẹ cần đảm bảo giấc ngủ cho trẻ được sâu giấc, bằng cách tập cho bé thói quen ngủ sớm, đặt vào giường khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, giữ phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng êm dịu, không quá lạnh hoặc nóng bức. Ngoài ra, phụ huynh nên có một báo hiệu cho cơ thể trẻ biết rằng đã đến giờ đi ngủ với một câu chuyện hoặc lời hát ru nhẹ nhàng.
Nhìn chung, để con phát triển toàn diện, cha mẹ cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất cho trẻ, nhất là trong những năm đầu đời. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi liên tục bảng đo chiều cao, cân nặng của trẻ theo tháng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài cũng cần được cải thiện để tránh những tác động xấu đến trẻ.