Trong thời gian gần đây, báo chí không ngừng đưa tin về những đại gia trăm tỉ, nghìn tỉ bị bắt và điều tra thì có người ghen tị, hả hê cho rằng đáng đời kẻ giàu. Có người tỏ ra sợ hãi bảo rằng, giàu lắm làm gì để rồi tù tội, tốt hơn hết là sống bình thường như họ là được rồi. Thế nhưng, sống sung sướng hay sống khổ mới là điều chúng ta nên làm?
Vì sao Đức Phật không tận hưởng cuộc sống vua chúa?
Đức Phật là người kế thừa ngai vàng của vua cha, tương lai phía trước rộng mở, hứa hẹn có bao nhiêu điều tốt đẹp, thế nhưng Ngài nhất quyết từ chối tất cả là vì sao?
Người không phải là quá dại dột khi từ chối cuộc sống nhung lụa mà ngược lại, Người đủ khôn ngoan để có tầm nhìn xa trông rộng rằng nếu sống hưởng thụ theo đế vương, tức làm ít hưởng nhiều thì chắc chắn lãng phí cuộc đời.
Mặc cho ai đó nuôi giấc mộng đế vương thì Ngài lại cho rằng ở trong cung điện nguy nga với hàng ngàn người phục vụ lại chính là địa ngục. Nơi ấy tưởng là được sống cuộc đời hưởng thụ nhưng luôn có sự tranh giành, giết hại nhau để chiếm đoạt quyền lực, địa vị.
Nếu một cuộc sống xa hoa, nhưng xây dựng bằng máu và nước mắt của người dân vô tội thì liệu có đáng.
Theo lời dạy của Đức Phật, bản chất của thế gian là đau khổ cũng xuất phát vì lòng tham muốn: Mơ ước có nhà cao cửa rộng, tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, địa vị, các phương tiện vật chất, các thú vui hưởng thụ…
Đến khi soi lại chính chúng ta, ta sẽ thấy rằng hầu hết chúng ta thường mơ ước có được cuộc sống sung sướng mà không lường trước được những hiểm họa đi theo đó. Nhất là ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội ta càng có nhiều cơ hội được nhìn thấy những người có cuộc sống xa xỉ đáng thèm muốn.
Ở trên mạng, ta thấy có người mới sắm xe, có kẻ sở hữu nhiều bất động sản, mới mua căn biệt thự biển, hay có ai đó mua đồ hiệu có giá bằng số tiền đủ nuôi sống cả gia đình trong một năm mà dễ dàng như ta mua mớ rau ngoài chợ vậy.
Trớ trêu thay, trong khi đó, ta ở đây lại đang nai lưng ra làm việc thì cũng chỉ cóp nhặt được chút đỉnh. Có phải ông trời quá bất công nên mới đẩy ta vào tình huống khổ sở còn ban cho người ta cuộc sống sung sướng?
Thế nhưng ta đâu có biết rằng vô số người trong đó họ không thực sự có được hạnh phúc hoặc họ đang có trách nhiệm vô cùng nặng nề cần gánh vác.
Thực tế là trong thời gian qua, không ít người được xem là giàu có hay "có máu mặt" bị bắt. Mới ngày nào họ được ca tụng là đại gia bất động sản, đại gia sàn chứng khoán thì nay đang đối mặt với vòng lao lý. Thế mới thấy, phúc hay họa cũng thay đổi trong gang tấc.
Vì thế, nhớ rằng sống hưởng thụ coi chừng là họa.
Nếu cứ bị cám dỗ bởi tiền bạc thì có ngày ta sẽ có nguy cơ bị mất tất cả. Lúc đó ta chẳng khác nào con thiêu thân vì bị hấp dẫn bởi ánh sáng chói lòa rồi cứ thế mà bay vào trong ngọn lửa.
Cuộc đời có lúc thăng lúc trầm, nếu cứ mãi chi tiền cho những thứ mang tính chất hưởng thụ thì ta sẽ chẳng có gì để “phòng thân” khi ngày nào đó ta gặp chuyện bất trắc. Khi quá quen với cuộc sống sung sướng, ta đâu thể quen với cuộc sống khó khăn, mua gì cũng phải tính toán, cân đo đong đếm.
Cũng như việc Đức Phật hay nhắc nhở chúng ta về Nghiệp. Thực ra, Nghiệp cũng chỉ là thói quen. Hay như cuộc sống hiện tại này rất khó để tách khỏi cái cuộc sống đầy đủ vật chất, cái thói quen ưa hưởng thụ ngày qua ngày biến thành thói quen khiến ta chỉ thích sự an nhàn, lười lao động, muốn làm giàu nhanh.
Bên cạnh đó, dù nếu ta có đủ phước để sống cuộc đời sung sướng thì cũng hãy nhớ "tiết kiệm" phước cho mình. Hãy noi gương của Đức Thế Tôn, cho dù bản thân là người đủ phước để sống như một vị vua nhưng Ngài vẫn từ chối vì hiểm họa đi theo nó không ít.
Vì thế, dù chính ta đang được hưởng phước nhưng cũng đừng vì thế mà hoang phí. Thậm chí, nếu có thể, hãy sống thiệt một chút hoặc tạm hiểu như việc sống dưới mức thu nhập của mình, để lại chút tiền tiết kiệm để phòng thân, cuộc sống vì thế mà an toàn hơn.
Thông qua vị đệ tử của mình, Phật dạy quý trọng từng món đồ nhỏ vì những thứ ta thấy tuy là quần áo, đồ ăn đơn giản trước mắt nhưng nó hàm chứa công sức của
Loading...
Dù giàu hay nghèo đều không ngừng tạo phước
Bản thân sinh ra là người giàu có hoặc mình đã nỗ lực không ngừng để có được cuộc sống sung túc là việc làm chính đáng, chẳng có gì được xem là tội lỗi mà sợ hãi. Nhưng quan trọng hơn là ý thức không ngừng tạo phước đức cho đời, cho người.
Phải thực tế hơn để hiểu rằng, giàu có là một điều kiện rất tốt để gieo trồng phước báu nhiều thêm nữa. Ví như bạn có thể dùng tiền, của để làm từ nhiện, thực hiện những việc tốt khác để giúp đỡ người, giúp đỡ đời.
Đừng chỉ ung dung hưởng thụ quả báo lành của đời trước mà không biết tạo ra cái mới để dành cho tương lai thì một ngày nào đó cũng bạn cũng chẳng còn chút phước nào.
Nhất là cuộc sống hiện đại bây giờ có quá nhiều trò để cho chúng ta tiêu khiển, ta nhanh chóng bị cuốn hút vào đó mà quên đi việc làm thiết thực để giúp đỡ người khác, thay vào đó chỉ dành thời gian thỏa mãn sự hưởng thụ cá nhân, bản ngã của chính mình, thậm chí làm mọi thứ để đạt được thứ mình muốn.
Những tham muốn, khát vọng đó nếu không thực hiện được, không được thỏa mãn, bị kìm hãm, ngăn chặn đều dẫn đến khổ não. Thế nên Đức Phật mới nhắc nhở chúng ta nhớ rằng, bản chất cuộc sống này là vô thường, ngay cả những gì chúng ta đạt được rồi sẽ có lúc mất đi, mục đích là Ngài mong ta biết buông bỏ những thứ ham muốn, từ đó dứt bỏ phiền não.
Bên cạnh đó, có những người than phiền rằng mình quá nghèo nên chẳng có thể giúp đỡ ai, thế nhưng nếu bạn chịu khó quan sát những người quanh mình sẽ thấy có rất nhiều người đang cần bạn hỗ trợ, ví dụ đi trên đường có người ngã xe bạn có thể giúp, một cụ già cần sang đường bạn cũng có thể hỗ trợ... Những điều đó hoàn toàn trong khả năng, bất kể bạn giàu hay nghèo, quan trọng là bạn có ý thức về việc giúp họ hay không mà thôi.
Cho nên, vấn đề làm phước không phải ở giàu nghèo mà vấn đề là ở tâm mỗi chúng ta.
Hãy tự hỏi, ta có quan tâm tới vấn đề tạo phước đức hay không? Nếu chúng ta cứ chạy theo lối sống hưởng thụ, mong cầu cảm giác mạnh qua các trò chơi, tiêu xài lãng phí, thì hậu quả ê chề cũng sẽ chờ đón ở phía trước.
Sống hưởng thụ coi chừng là họa, đó chính là mối nguy tiềm tàng |
Vậy là không nên sống hưởng thụ?
Thế có nghĩa là thôi ta đừng kiếm tiền, làm giàu để sống sung sướng nữa, sống khổ nhưng an toàn còn hơn? Thực ra Đạo Phật vẫn khuyến khích người ta làm giàu chính đáng vì việc đó không chỉ giúp bản thân phát triển, mở mang trí tuệ mà còn giúp đỡ được nhiều người.
Lời Phật dạy về làm giàu đã chỉ ra rằng nếu một chủ doanh nghiệp ăn nên làm ra không chỉ có điều kiện sống tốt hơn mà còn tạo công ăn việc làm cho nhân viên của mình, những người này dùng tiền để nuôi sống, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Đó là việc làm tốt, gia tăng phúc báo mà người đời cần khuyến khích và Phật giáo không hề bài trừ.
Có thể thấy, những hưởng thụ có lý do thì cần duy trì. Song, những hưởng thụ không mục đích thì nên tránh xa.
Ví dụ như chúng ta cho rằng việc Đặng Lê Nguyên Vũ mua xe sang là hoang phí, nhưng mục đích của ông là tiết kiệm chí phí marketing cho doanh nghiệp. Với số tiền nhỏ hơn để mua xe, ông sẽ thu hút cánh truyền thông viết bài mà không cần phải bỏ số tiền lớn để chi cho quảng cáo. Hơn nữa, xe còn được tái sử dụng cho các mục đích khác nhau chứ không đơn giản là để hưởng thụ cuộc sống.
Hay như "ông vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu dàn siêu xe bạc tỷ không phải để thỏa mãn thú vui. Ông mua xe có mục đích giao tế với "giới người giàu" thế giới, đưa đón họ trong những lần họ về Việt Nam, tìm cách nâng cao sự tin tưởng và giá trị của đất nước mình lên.
Chỉ cần hai ví dụ trên ta có thể thấy rằng, sự hưởng thụ mà chúng ta cần khuyến khích là khi nó có tầm nhìn cho một tổ chức, một đất nước, dân tộc... hơn là chi tiêu cho cá nhân. Trong những hoàn cảnh và trường hợp cần phải có nghi thức lễ tiết trang nghiêm, nếu tình hình điều kiện vật chất cho phép thì sự hưởng thụ tiêu biểu cho sự long trọng lịch sự.
Thế nhưng, hầu hết chúng ta là để thỏa lòng tham cá nhân muốn có xe sang để thể hiện, muốn ăn ngon các món sơn hào hải vị quý hiếm, chẳng phải vì để thiết đãi khách khứa, cũng không phải vào dịp lễ tết, mà chỉ để tỏ ra mình đây mình có tiền.
Do đó, bản thân chúng ta nên tránh việc ham hưởng thụ vì ham hư vinh hay muốn kích thích hưởng thụ của ngũ quan mà tìm đến thú vui quá đà đều có nguy cơ rước họa vào thân.
Vậy nên mỗi ngay ta nhớ nhắc nhở bản thân sống hưởng thụ coi chừng là họa và nên tránh việc hưởng thụ quá đà cả việc ăn, dùng, ở, ngồi, ngủ, các trò vui chơi giải trí. Thay vào đó, dành nhiều thời gian bố thí tiền bạc, công sức, trí tuệ,... của mình cho mọi người.