Cố cung Thẩm Dương được xây dựng năm 1625, với tổng diện tích 4,6 vạn mét vuông, quy mô bảo tồn chỉ sau Cố cung Bắc Kinh trong quần thể kiến trúc Hoàng gia ở Trung Quốc.
Khám phá Cố cung Thẩm Dương của người Mãn Châu
Dân tộc Mãn du mục ở miền Đông Bắc Trung Quốc vào thế kỷ 17 cho xây dựng chính quyền Hậu Kim, lúc này Hoàng đế Hậu Kim Nỗ Nhĩ Cáp Xích lấy Thẩm Dương làm đô thành, xây dựng hoàng cung, sau khi Hoàng Thái Cực con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích nối ngôi, đổi quốc hiệu Hậu Kim thành “Thanh”, và xây dựng xong cung điện, tức là Cố cung Thẩm Dương.
Hoàng đế triều Thanh là Hoàng Thái Cực và Phúc Lâm đều lên ngôi hoàng đế ở Cố cung Thẩm Dương. Sau đó, nhà Thanh chính thức lật đổ triều Minh và chính thức chọn Bắc Kinh làm kinh đô thứ hai, Thẩm Dương chính thức trở thành cố cung. Cố cung Thẩm Dương được chia làm 3 đường chính: Đông Lộ - Trung Lộ và Tây Lộ.
- Trung Lộ với trung tâm là điện Sùng Chính - nơi chấp chính của Hoàng Thái Cực. Tây Lộ với trung tâm là gác Văn Tố, trước sau là sân khấu kịch và Gia Ân Đường.
- Đông Lộ với trung tâm chính là Điện Đại Chính, là nơi Hoàng đế nhà Thanh làm việc hàng ngày và tổ chức lễ nghi lớn. Đình Thập Vương là nơi làm việc của mười đại thần quan trọng của triều đình. Phong cách kiến trúc của Điện Đại Chính và Đình Thập Vương bắt chước lều vải của dân tộc du mục. 11 ngôi đình nói trên tức là tiền thân của 11 lều vải tượng trưng cho quá trrình di chuyển từ du mục sang cố định.
Theo iVIVU.com
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com Tháng Ba 23, 2023