1. Ăn chay Công Giáo là gì?
Ăn chay Công Giáo còn được gọi là ăn chay của người Công Giáo hay ăn chay đạo Công Giáo... còn gọi là Mùa Chay. Đây được xem là dịp lễ tôn giáo về ăn uống được đại đa số con chiên tham gia.
Tên tiếng Anh của ăn chay Công Giáo là Lent, tên tiếng Latin là Quadragesima.
Đối với người Công Giáo, cùng với cầu nguyện và bố thí thì chay tịnh là những hành vi được khuyên làm nhiều nhất trong đạo. Việc chay tịnh bao gồm nhịn ăn và kiêng ăn mà chúng ta thường gọi là "ăn chay" và "kiêng thịt".
- Ăn chay (hay nhịn ăn): Chọn một bữa trong ngày để ăn no, có thể chọn bữa nào cũng được, còn những bữa khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói, , miễn là phù hợp tập tục của địa phương về lượng và phẩm của thức ăn, không được ăn vặt như kẹo, bánh...
- Kiêng thịt (hay kiêng ăn): Không ăn thịt từ các động vật máu nóng (heo, bò, gà, vịt…) ngay cả tim, gan, lòng... của chúng. Tuy nhiên lại được dùng các nước thịt và các đồ ăn có pha chất thịt, như cháo nước thịt. Được ăn cá và loài máu lạnh (như ếch, rùa, sò, cua, tôm). Ngày kiêng thịt cũng được phép dùng trứng và các sản phẩm từ sữa như bơ và pho mát...
Việc ăn chay này còn được quy định trong những điều luật nghiêm ngặt từ xa xưa nhưng đến nay thì việc này cũng đã được giảm nhẹ, thích nghi với hoàn cảnh sống của con người hiện đại.
2. Ý nghĩa của ăn chay suốt 40 ngày
Mùa chay hay ăn chay Công Giáo thường diễn ra trong suốt 40 ngày trước Lễ Phục Sinh, bắt đầu từ ngày thứ tư Lễ Tro cho tới thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Phục Sinh rơi vào ngày Chủ nhật giữa ngày 22/3 và 25/4, cho nên thứ tư Lễ Tro có thể là các ngày 4/2 hoặc 10/3 dương lịch.
Nguồn gốc của 40 ngày này chính là chúa GiêSu trong đảo hoang, nhịn ăn và vượt qua mọi sự cám dỗ của ma quỷ.
Một số ý nghĩa của việc ăn chay 40 ngày:
- Tín hữu giữ chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.
- Moses trên Núi Sinai với Thiên Chúa 40 ngày: Khi nhận được điều răn của Chúa, Moses đã ở lại trên núi 40 ngày và đêm không ăn không uống;
- 40 ngày đêm Thiên Chúa làm trận Đại Hồng Thủy: Mưa suốt 40 ngày đêm trừng phạt tội lỗi của loài người;
- 40 năm hành trình đi tới miền đất hứa của người Do Thái: Moses dẫn dắt người Do Thái rời khỏi Ai Cập, đi suốt trên sa mạc 40 năm để tìm về miền đất hứa;
- Tiên tri Jonah cho Thành phố Nineveh kêu gọi sám hối 40 ngày;
- 40 ngày ăn chay của chúa Giêsu;
3. Vì sao rút ngắn xuống 2 ngày ăn chay?
Thời gian đầu, việc ăn chay bị kiểm soát nghiêm ngặt, việc ăn chay trở nên bắt buộc, yêu cầu mọi giáo dân phải làm theo, yêu cầu mọi người thực hiện suốt 40 ngày. Thế nhưng, qua nhiều thời kỳ, tập tục đã giảm xuống còn 2 ngày ăn chay cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.
Luật kiêng cữ nghiêm ngặt vẫn được tuân giữ cho tới ngày 17 tháng 2 năm 1966. Với Tông Hiến Poetemini của Đức Giáo Hoàng Paul VI đã có sự thay đổi về việc ăn chay và kiêng thịt. Hiện nay, ăn chay được giảm bớt đi nhiều với 2 ngày là thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh theo qui định của Giáo luật điều 1251 như sau:
"Vào các ngày thứ sáu trong năm, nếu không trùng với một trong những ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hoặc phải kiêng một thức ăn nào khác, theo quy định của Hội Đồng Giám Mục; nhưng phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta".
Quá trình rút ngắn thời gian ăn chay xuống 2 ngày diễn ra như sau:
- Đầu thế kỉ V đến thế kỉ IV việc ăn chay thực dưỡng được áp dụng trong suốt mùa chay, chỉ ăn một bữa trong ngày và thường sẽ là bữa tối, không thịt, không cá… thậm chí sữa, trứng cũng không ăn.
- Đầu thế kỉ X, việc ăn chay được chuyển vào bữa trưa trong ngày.
- Đến khoảng thế kỉ XIV, mọi người có thêm một bữa nhẹ vào buổi tối.
- Đến thời kì trung cổ bãi bỏ cấm ăn cá và các sản phẩm như sữa và trứng,…
Theo Giáo Luật 1917 ghi chép thời đó chỉ được dùng một bữa chính ăn no trong các ngày mùa Chay trừ Chúa Nhật và hai bữa ăn khác không có thịt và cũng không ăn nhiều như các bữa ăn thông thường.
Có thể thấy, nếu ăn chay trở thành một sự áp đặt cứng ngắc thì cũng tạo ra một sự tuân thủ miễn cưỡng và giả tạo. Đôi khi còn dẫn đến hình thức luồn lách để tránh né thí dụ như luật không qui định thời gian của bữa ăn nên người ta có thể kéo dài một bữa ăn vài giờ đồng hồ.
Hoặc có người đợi tận đêm muộn khi hết giờ cấm để ăn cho thoải mái. Thế nên việc qui định bắt buộc chỉ còn 2 ngày cho thấy Giáo hội giảm đi việc bó buộc vì việc này không dễ dàng áp dụng với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, bất cứ cá nhân nào vẫn được tự do ăn chay thêm. Nếu một người cảm thấy 2 ngày là ít, vẫn có thể tự nguyện ăn chay nhiều hơn. Đó chính là việc ăn chay tự nguyện như đã được thực hiện thuở ban đầu của Hội thánh khi chưa có luật buộc
Người nào cũng có thể ăn chay nếu muốn hãm mình để giúp làm chủ các bản năng và tiến tới sự tự do nội tâm của bản thân.
4. Các quy định ăn chay Công Giáo
Mùa ăn chay theo Công Giáo quy định rõ ăn chay là: ăn kiêng thịt, nên làm từ thiện và hạn chế tối đa những thú vui ngày thường. Việc ăn chay này đề cao Thiên Chúa, đề cao ăn uống đạm bạc, nâng cao sức khỏe bản thân.
Luật ăn chay của Giáo hội Công Giáo được quy định trong Bộ Giáo luật 1983, áp dụng bắt buộc với mọi tín đồ từ tròn 18 tuổi đến khi sang tuổi 60. Những người được miễn ăn chay là những người sức khỏe yếu, những người từ 60 tuổi trở lên (những người này vẫn phải giữ luật kiêng thịt), phụ nữ đang cho con bú, những người làm việc nặng nhọc, người nghèo đói và những người được các giám mục, linh mục, bề trên các dòng tu cho phép không phải ăn chay. Người Công Giáo bắt buộc phải ăn chay trong ngày thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.
Một số nguyên tắc cần phải nhớ trong chế độ ăn chay đạo chúa:
- Từ khi 14 tuổi, người dân Công Giáo sẽ phải kiêng thịt dần dần.
- Họ sẽ bắt đầu độ tuổi giữ chay trong giai đoạn từ 18 tuổi cho đến hết 59 tuổi.
- Trong 1 ngày, người ăn chay Công Giáo chỉ được phép ăn 1 bữa no, còn các bữa khác trong ngày chỉ được ăn ít cho đỡ đói hoặc thậm chí không được ăn gì. Giữa hai bữa ăn, cấm dùng thức ăn đặc, nhưng có thể dùng thức ăn lỏng (trà, nước trái cây, sữa…) vào bất kỳ lúc nào.
- Không được ăn thịt nhưng được phép ăn các thực phẩm pha chất thịt hay uống nước canh thịt và được ăn thủy hải sản như tôm, cua, cá, sò, ốc. Ngay cả trong những ngày phải kiêng thịt họ vẫn được phép ăn trứng và sữa.
- Mùa ăn chay của Công Giáo thì các cặp đôi vẫn có thể tổ chức lễ cưới bình thường. Chỉ có điều, khác với những lễ cưới ngày thường, vào mùa chay phải tiến hành Thánh Lễ theo ngày phục vụ.
- Tổ chức lễ cưới những ngày này sử dụng các bản văn phục vụ, đọc Thánh Kinh của ngày lễ mùa chay. Sau khi bài giảng kết thúc sẽ được cha xứ tiến hành nghi thức hôn phối như bình thường.
- Những ngày của mùa chay không bắt buộc các tín đồ phải xưng tội. Một khi đến tuổi khôn, con chiên cần phải xưng tội mỗi năm một lần không nhất thiết vào mùa chay. Con chiên cần xưng tội một cách chân thành với linh mục, và linh mục là người quyết định bạn nên làm gì để đền tội đã gây ra.
- Bên cạnh việc ăn chay, kiêng thịt thì con chiên ngoan đạo nên thực hiện những hình thức khác trong mùa chay như hoạt động từ thiện, ăn nhẹ nói khẽ cười duyên, sám hối. Việc này sẽ giúp cho tâm hồn của những con chiên thêm thoải mái, tích đức tốt lành.
- Những con chiên không thể ăn chay, không thể kiêng thịt thì không nhất thiết phải tham gia mùa chay. Những đối tượng đó bao gồm: Phụ nữ đang cho con bú, người làm việc nặng, người nghèo khổ vì đói, Cha Xứ, Giám Mục, Bề trên Dòng...
Nhìn chung, cũng như Đạo Phật, mục đích của việc ăn chay của Công Giáo là nhằm tăng trưởng lòng từ bi, giảm bớt lòng sân hận, bằng cách tu tập không sát sinh, biết thương yêu người đồng loại và ngay cả các loài vật khác. Thực tế là nếu ăn chay nhưng vẫn không chưa có được lòng từ bên trong thì lợi lạc không có là bao.